Hương sen thương nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đang là mùa sen, cuối tuần, đi làm về, bà nội vẫn thường ghé những hàng sen bán rong ven đường chọn mua lấy một bó thật đẹp về cắm. Hương sen thoang thoảng quấn quýt quanh nhà. Quấn quýt cả bàn tay, bước chân của cả bà và Rồng.

Rồng rất thích phụ giúp bà những việc nhỏ, vừa đỡ đần bà, vừa nghe bà trò chuyện bằng chất giọng mềm mềm ấm áp. Giọng ấy, nghe nói ngày xưa từng mê hoặc ông nội, bây giờ thì mê hoặc Rồng. Có vẻ bà cũng thích trò chuyện với Rồng, dù những câu chuyện của Rồng có khi không đầu không cuối rất ngẫu hứng. Nhưng cắt rửa những cuống sen vẫn còn lấm tấm bùn đất là việc nhỏ mà Rồng không hề thích. Mùi bùn hăng hăng, ngai ngái khiến Rồng phát ngại. Cậu nhóc thường làm một cách miễn cưỡng hoặc vờ như không nghe thấy mỗi khi bà gọi làm cùng.

- Rồng này, Rồng biết bài ca dao về cây sen không?

- Bài đó thế nào hả bà?

- “Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Rồng gật gù theo giọng đọc êm dịu của bà.

Rồi bà còn hát ngâm nga một bài dân ca từng hay hát ru Rồng dạo bé: “Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…”.

- Đầm sen có lẽ đẹp lắm bà nhỉ, lúc nào bà cho Rồng đi đầm sen nha?

- Đồng ý, cuối tuần mình sẽ đi.

Thực ra, dạo bé, Rồng từng theo bà ra đầm sen chơi khi về quê rồi. Mà lúc ấy còn bé quá, chưa có ấn tượng gì. Đêm ấy, trong bữa ăn tối, bà dặn bố cuối tuần dành thời gian chở hai bà cháu đi đầm sen. Bà nén một tiếng thở dài, cười buồn buồn:

- Ở làng mình giờ này sen nở đầy rồi. Mang tiếng gốc gác nông dân mà bọn trẻ xa quê, lớn lên ở phố giờ không biết đầm sen thì tội quá.

*

* *

Ngày cuối tuần mong đợi rồi cũng đến. Rồng bật dậy khi nghe giọng bà nhẹ nhàng:

- Đi đầm sen thôi Rồng ơi. Nắng lên cao sẽ ốm mất.

Rồng reo lên thích thú, nắm chặt tay bà nội khi phát hiện đầm sen từ xa xa. Trước mặt Rồng là đầm sen trải rộng. Những đóa sen trắng chen lẫn sen hồng vừa bung nở dưới ánh nắng mùa hè, khoe vẻ đẹp kiêu hãnh và tỏa hương thơm ngan ngát. Những tia nắng ban mai rải nhẹ trên đầm càng làm sen lung linh hơn. Cơn mưa tối qua vừa tạnh chưa lâu, còn vương lại những giọt nước xoe tròn, lấp lánh như hạt ngọc mỗi khi có nắng rọi vào.

Cao cao, xa xa là trời xanh, mây trắng điểm thêm vào làm bức tranh đầm sen thơ mộng thêm hoàn chỉnh. Cách chân Rồng chỉ vài bước chân, một chú ếch nhỏ ở đâu bất ngờ nhảy đến, giương mắt tròn xoe nhìn người bạn mới. Rồng cảm giác như được đặt chân vào một xứ sở khác. Xứ sở của sen, của ca dao, cổ tích như bà vẫn kể, của những bài hát rộn ràng về đầm sen, về chú ếch con mà cậu vẫn nghe nhưng nay mới gặp. Cậu chun mũi hít hà hương sen như cố giữ cho mùi hương ấy căng đầy trong ngực.

Bà nội còn kể, ngày bố Rồng nhỏ như Rồng bây giờ, quê nội còn nhiều ao hồ. Bên cạnh nghề nông trồng ngô, khoai, lúa, làng mình còn trồng rất nhiều sen. Bà nội nổi tiếng khéo tay vì làm trà sen, nấu xôi hạt sen thơm ngon. Hàng của bà bao giờ cũng đóng sớm vì đắt khách... Khi bố và các cô chú của Rồng còn nhỏ, chính nhờ sen giúp bà nuôi mọi người ăn học khôn lớn.

Ở trong làng, sen luôn được trồng những nơi đẹp nhất. Ở một ngã tư làng, trước cổng chùa, trước sân đình… Vào những dịp đặc biệt, làng vẫn tổ chức múa hát để mọi người đến sân đình cùng múa hát, vui chơi. Lúc còn trẻ, giọng bà rất hay (chuyện này Rồng biết chắc vì lên tận lớp một, nó vẫn hay thích nghe bà hát ru), thường có mặt trong nhóm hát Ví giặm của làng mình. Cả ngày làm việc cực nhọc nhưng cứ đợi đêm trăng sáng, mọi người cùng nhau hát Đò đưa, Ví giặm, chia nhau ấm nước chè xanh trong đêm trăng thanh gió mát, hương sen tỏa khắp là mọi vất vả tan biến đâu hết.

Mắt bà lấp lánh ánh cười. Rồng rưng rưng vì cảm động. Lặng đi một lúc, cậu bất ngờ hỏi bà:

- Bà ơi, đúng là hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” bà nhỉ?

Bà nội gật đầu. Bà hỏi lại Rồng:

- Thế bà đố Rồng, hoa sen lớn lên từ đâu?

- Dĩ nhiên là từ bùn, bà ạ.

-Đấy, Rồng thấy không, bao nhiêu tinh túy, dinh dưỡng bùn chắt lọc ra để nuôi sen đấy, để sen có thể lớn lên, ra bông đẹp như thế.

Rồng chột dạ. Đúng là thế thật. Vậy mà ai cũng chê bùn hôi tanh. Rồng cũng luôn ngại mùi hôi tanh và màu nâu sình lấm láp của bùn mỗi lần bà nhờ cắt tỉa cuống sen. Bà nội không giải thích thêm, nhìn vẻ mặt Rồng đang dõi ra đầm sen đầy tâm tư thế kia, bà tin rằng Rồng hiểu.

Rồng chợt nhớ tới những bông sen được trồng trong hồ nước công viên gần nhà. Hồ xây bằng bê tông, lát gạch láng bóng. Người ta đặt những lu nước vào đó, trút một chút bùn vào để trồng sen. Những búp sen èo uột nở ra những bông sen kém sắc. Chắc vì thiếu bùn đấy mà. Những đóa sen nơi đây đẹp hơn hẳn sen trong lu, bởi chúng lớn lên từ đất bùn thiên nhiên. Rễ cắm xuống đến đâu là có bùn đến đó. Và như bà nội nói, bao nhiêu dinh dưỡng, tinh túy, bùn dành cho sen hết.

- Bùn với sen cũng giống ông bà, bố mẹ và Rồng, bà nhỉ?

Bà nội mỉm cười ôm Rồng sát vào lòng mình. Trong hương sen ngan ngát và trong lòng bà ấm áp có cảm giác thật bình yên.

Trước khi lên xe về nhà, bà không quên mua một bó sen vẫn còn vương nhẹ những sương mai trên vài cánh hoa. Hôm ấy, lần đầu tiên Rồng tự giác cầm bó sen vào cắt tỉa để đưa bà cắm vào bình. Khi đưa tay gột những vệt bùn còn lấm láp trên cuống sen, Rồng khẽ đưa gần mũi, hít hít mùi bùn. Không giống mùi thơm tinh khiết, ngan ngát của sen, mùi bùn thơm vị mặn mòi tần tảo.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.