Hương mứt ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùi mứt Tết hấp dẫn lắm, nhất là trẻ con vốn ưa ngọt. Có người tinh tế phân biệt rành rọt từng loại chỉ qua ngọn gió đưa hương từ xa. 
Khuynh hướng quảng cáo dịch vụ ẩm thực hiện nay là khai thác mạnh yếu tố "của nhà làm". Điều đó khiến tôi chợt nhớ ngày xưa, thời mới lớn, chuyện nhà làm là phổ biến lắm, vạn bất đắc dĩ mới mua ngoài chợ.
Nhất là vào dịp lễ Tết, truyền thống này lại rộn ràng từng nhà, từng xóm, một không khí chuẩn bị đặc trưng của những ngày gần Tết của người Việt. Gần như hầu hết món ăn, thức uống phục vụ trong dịp đầu năm mới như: bánh mứt, đồ mặn, giò chả, dưa chua, cải hành kiệu đều do "nhà làm".
Còn nhớ, năm 1962, tôi theo bố mẹ đến thăm nhà bác sĩ Tín ở Quảng Nam. Chứng kiến cả 2 gian nhà chứa đủ loại bánh mứt và đều do gia đình tự chế biến mới thấy chuyện “tự làm” nó quan trọng như thế nào trong truyền thống Tết Việt.
Mứt là thứ có thể để được lâu. Do đó, từ trung tuần tháng Chạp, nhà nhà bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu, 3 loại phổ thông nhất là gừng, bí, dừa bắt buộc phải có. Khi lửa củi, than hồng đón chảo sên thì cả nhà thơm lừng mùi ngọt đậm của đường mía kết hợp với hương đặc trưng của bí, dừa, gừng... không lẫn vào đâu được. Sau này, một số bà nội trợ thêm bột thơm vani vào là một sai lầm lớn. Vài nhà trong xóm cùng nổi lửa sên mứt thì cả làng, dọc phố cứ ngào ngạt.
Mùi mứt Tết hấp dẫn lắm, nhất là trẻ con vốn ưa ngọt. Có người tinh tế phân biệt rành rọt từng loại chỉ qua ngọn gió đưa hương từ xa. Mà rất lạ, chẳng giải thích được tại sao mứt làm không phải đúng trong dịp Tết thì không thể có cái mùi đặc trưng ấy. Chắc là do thiếu sự xôn xao của nhà, của xóm.
Ảnh minh họa: Bảo Vy
Ảnh minh họa: Bảo Vy
Thành phẩm thường được bảo quản trong thẩu thủy tinh còn lấm tấm bọt khí vì sản xuất hồi đó chưa tinh xảo, nhưng thế là rất ổn rồi. Cứ lấy dần từng đĩa nhỏ mà tiếp khách, nhà nào có điều kiện thì sắm cái hộp đựng nhiều ngăn bằng nhựa, thường có màu đỏ. Mỗi lần mở nắp lại ngạt ngào mùi mứt… Tuy nhà nào cũng tự làm cả, nhưng vỉa hè phố chính, các chợ vẫn có các sạp, quầy và trong các phiên chợ phục vụ chuyên doanh hàng Tết và ở đó hương mứt lại vẫn cứ ngào ngạt vây quanh.
Bây giờ, bánh mứt do nhà làm dường như đã thành chuyện hiếm, có chăng có người làm thì với số lượng kha khá để rao bán online, tất nhiên không quên quảng cáo rằng, đây là “mứt nhà làm”. Bù lại, thị trường cung cấp dư thừa cho nhu cầu của người dân. Rõ ràng, chủng loại càng ngày càng phong phú, thứ gì cũng đem làm mứt được mà lại nhiều biến thể, có nhiều loại được gọi là mứt không biết có đúng đặc điểm, đặc thù của mứt.
Chỉ riêng chuyện mứt cũng làm tôi nhớ rất nhiều Tết của một thời thơ ấu, bình dị, đơn giản mà ấm áp nghĩa tình.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.