Hương chanh vườn cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong mảnh vườn ký ức của ai hình như cũng thấp thoáng một cái cây.
Trong vườn nhà tôi, duy nhất có cây chanh là chả ai trồng, mon men lớn lên ở góc vườn. Mùa xuân nào hoa chanh cũng nở, nở bừng giữa gai góc. Hoa chanh thì quê mùa thật. Đành rằng với cây ăn quả, hoa là thứ yếu nhưng so với hoa bưởi, hoa đào, hoa mận... thì hoa chanh quá khiêm nhường. Người nhà quê nếu không nhắc thì chắc chả mấy ai nhớ ra hoa chanh. Phải đến năm mười bảy tuổi, khi tôi vừa bắt gặp mối tình đầu, cây chanh cũng trổ hoa mùa đầu, tôi mới nhận ra hương hoa chanh đang tràn ngập tim mình. Tôi cũng nhận ra, hồn mình như cũng mùa đầu phảng phất mong nhớ tương tư.
  Hoa chanh.   Ảnh: internet
Hoa chanh. Ảnh: internet
Ai cũng đến lúc phải bước ra khỏi ngôi nhà ký ức của mình bằng những cách khác nhau. Mùa thu, thu của những năm vừa hết thời bao cấp, tôi khoác cái ba lô đã sờn cũ của cha lên đường. Mẹ tôi nhìn con mắt nhòa lệ, em gái tôi níu cái ba lô khóc như mưa. Khổ, tôi khoác ba lô ra trận ngày xưa của bố nhưng trong đó chỉ có mấy bộ quần áo, dăm quyển sách để lên tỉnh học, cái đói vò xé dạ dày chứ còn lo đánh đấm gì nữa đâu.
Tôi đi học, rồi lân la đi làm thêm, bám mặt đường cũng kiếm đủ nghề phụ giúp đồng tiền còm nhom của mẹ bọc giấy bóng từ quê gửi ra, cuộc sống cũng qua dần những ngày thiếu thốn. Có một lần, tôi ốm nặng sau những ngày dầm mưa dãi nắng ở công trường xây dựng. Chả biết ai nói, bố mẹ tôi gửi ra chục trứng gà, một ít tiền, một mảnh giấy viết  dòng chữ nguệch ngoạc những lời đầy yêu thương của mẹ. Tôi rơm rớm nước mắt, trong cái bọc lá nghĩa tình ấy có vương cả cái lá chanh. Chắc do chiếc lá ấy tình cờ lẫn vào. Tôi cất cái lá chanh lên cửa sổ, nó khô dần, lũ kiến ngửi thấy đành bỏ con đường hành hương quen thuộc từ đó.
Đến một ngày, bố tôi gọi điện về bảo bà ốm nặng. Cũng đến nửa năm tôi mải miết theo công trình đâu đã về thăm nhà. Tối hôm ấy, tôi về đến nhà thì bà lại khỏe ra, bố tôi bảo con ra vườn hái quả chanh pha nước để bà uống cho tỉnh táo. Tôi bước ra vườn, nhưng giờ hái quả chanh nào? Cả một vườn chanh ghép của cha tôi trĩu quả dưới trăng rằm, tôi nhìn chưa hết tầm mắt. Mắt tôi đã kém đi sau những năm ngồi trước màn hình máy tính để thiết kế những bản vẽ công trình. Nhưng giờ đây tôi đâu có nhìn bằng đôi mắt. Cả một miền ký ức của tôi biến mất, cái sân nhỏ cũng không còn, tất cả là chanh, là bưởi lai ghép hương nhờ nhợ. Ờ, tôi đâu còn trẻ, cũng như cây chanh ngày ấy chẳng thể mãi mon men ở góc vườn dẫu nó là thứ chanh ta bé nhỏ đậm hương, đậm vị.
Hơn mười năm rồi nhưng tôi vẫn thấy hương chanh phảng phất nơi góc vườn. Nụ hoa nhỏ xíu, như đôi môi nào gửi thương nhớ tương tư...
Bùi Việt Phương

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.