Hồng Kông: Huyết tương người sống sót giết 99% virus gây Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông đang kêu gọi các bệnh nhân Covid-19 hồi phục hiến huyết tương để giúp những người nhiễm virus SARS-CoV-2 khác.
Hôm 15-5, báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin bộ phận truyền máu của Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông thu thập huyết tương của các bệnh nhân Covid-19 hồi phục cách đây 2 tuần. Tuy nhiên, chỉ có 3 gói máu được hiến bởi 3 bệnh nhân Covid-19 hồi phục.
Huyết tương từ 2 trong số 3 gói máu được truyền cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khác. Bác sĩ Lee Cheuk-kwong nói rằng điều này mang lại tác dụng đáng khích lệ bởi tải lượng virus (số lượng virus có trong máu) giảm đáng kể.
"Điều tôi lo lắng nhất là liệu sẽ có nhiều bệnh nhân Covid-19 hơn trong tương lai hay không. Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm kéo dài. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta cần phải chuẩn bị" - ông Lee nói, lưu ý tới các trường hợp tái phát gần đây tại địa phương".
Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Hồng Kông do GS Ivan Hung Fan-ngai dẫn đầu gần đây phát hiện ra rằng huyết tương từ những người sống sót sau khi mắc Covid-19 có thể giết chết 99% virus SARS-CoV-2 ở những bệnh nhân vẫn chiến đấu với dịch bệnh này. Chúng được xác định có chứa các kháng thể cần thiết chống lại sự nhiễm trùng. Tại TP Vũ Hán - Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát, thử nghiệm ban đầu trên 10 bệnh nhân cho thấy nó làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trong vòng 1 tuần.
Ông Lee nhận huyết tương từ một bệnh nhân Covid-19 hồi phục. Ảnh: SCMP
Ông Lee nhận huyết tương từ một bệnh nhân Covid-19 hồi phục. Ảnh: SCMP
Hồi tuần trước, GS Hùng dẫn trường hợp một bệnh nhân được điều trị bằng loại huyết tương nói trên – đang ở trong tình trạng nghiêm trọng – sau đó cải thiện sức khỏe và không cần sử dụng máy thở.
Theo ông Lee, nhiều bệnh nhân Covid-19 hồi phục miễn cưỡng hiến huyết tương vì họ đã nằm viện một thời gian dài, bây giờ chỉ muốn tiếp tục cuộc sống bình thường. Nhưng ông Lee hy vọng họ có thể đến bởi chỉ mất khoảng 1 giờ để hiến huyết tương, trung bình 500-600 ml/người.
Người hiến tặng lý tưởng thuộc độ tuổi từ 18-60, nặng ít nhất 60 kg và không mắc các bệnh mãn tính. Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông cũng không nhận huyết tương từ bệnh nhân nữ vì nếu họ mang thai có thể gây ra các vấn đề về phổi cho bệnh nhân Covid-19.
Tính đến hôm 15-5, Hồng Kông ghi nhận 1.051 ca nhiễm và 4 ca tử vong do Covid-19. Cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông cho biết 1.009 bệnh nhân được xác nhận mắc bệnh và nghi ngờ mắc bệnh đã được xuất viện.
Theo Phạm Nghĩa (NLĐO/SCMP)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).