Hồn của gánh chợ quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bây giờ đi chợ Hà Nội không thấy quang gánh nữa, thay vào đó là quà quê bán trên sạp, trên xe máy xe đạp. Quang gánh xưa trốn đi đâu rồi. Tôi hay tìm về chợ quê, nơi hẻo lánh để thấy quang gánh, đôi quang tre và chiếc đòn gánh tre, mảnh hồn quê của chợ phiên xưa, không còn.

 
 


Rất nhiều năm trước, bác trưởng Ấm nhà tôi thường giao hẹn khi giỗ bà nội trong tiết thanh minh, lại tụ họp. “Nhà mình đi chợ Đuổi cho gần, cùng lắm xuống chợ Mơ, sao cô Ba phải ngược lên chợ Bưởi mua sắm làm gì, cho xa?”, bác Ấm hỏi. Mẹ tôi đáp: “Em cho cháu nó đi chơi chợ, mới lại chợ Bưởi nhiều thứ gánh gồng cho cháu nó biết chợ phiên”. Nào rau dưa bánh trái, toàn những thứ lá thơm. Đó là cách đi chợ từ hôm trước để góp giỗ bà nội, mẹ tôi hay cho con đi chơi chợ. Giá vé tàu điện hồi đó chỉ có mấy xu được nghe leng keng lên chợ Đồng Xuân, qua bốt Hàng Đậu, rồi qua đền Quán Thánh, cuối cùng cũng lên tới chợ Bưởi. Chợ phiên thì thôi rồi, nón mũ nhấp nhô, quang quang gánh gánh nườm nượp người, toàn nón lá, quần đen áo vải.

Tháng ba hoa mộc nở, thứ hoa hồng ta đầy gai cũng nở, tôi đã có buổi chợ chất đầy mùi hoa. Rồi được mẹ cho ăn quà bánh cuốn chả lụa trên đôi quang bà Tư gù. Lưng bà Tư còng xuống nhưng bánh bà tráng mỏng và ngon vô cùng. Nước mắm chợ đâu có được ngon như ở nhà, nhưng bà  Tư pha thêm vị cà cuống và ớt tươi, một nhúm rau kinh giới, có vị của quà chợ quê. Có lần đi tàu điện về, xuống bờ hồ, mẹ cho tôi ăn phở gánh, không ngờ những ám ảnh đôi quang gánh, hồn của đôi quang tre nhập vào người tôi. Nay đi chợ Hà Nội muốn tìm, đâu còn thấy quang gánh nữa.

Chiếc đòn gánh, có lẽ chỉ còn có bán ở chợ Viềng - phiên chợ cầu may mà thôi. Từ những gánh hàng rau, hàng hoa quả, những lồng tre chứa những ngan ngỗng, gà giống, gánh rổ rá, thúng mủng… nhiều thứ  nó cứ ẩn vào tim, không sao xóa nhòa được hồn của đôi quang gánh trên vai xiêu vẹo đời người của thế kỷ trước.

Tháng ba mưa phùn, trời nồm nên chỉ mong có nắng. Nào ai mua được nắng tháng ba ở Hà Nội? Nắng cũng làm cho gương mặt chợ quê, nhất là những hàng quán, thơm mùi gia vị. Những chiếc đòn gánh cong, một bên quang gánh là vò bún ốc nguội, chiếc muôi gỗ rót nước ốc có vị giấm bỗng chua dịu và cay sè của ớt khô giã chưng với mỡ gà. Những lá bún đếm trăm, lá bún nhỏ bằng con hến chan nước ốc nguội, chỉ nhìn đã chụm môi cho đỡ nuốt nước miếng… Chiếc đòn gánh cong, vắt vẻo một lọn rơm xanh buộc ở đầu đòn gánh, người bán cốm non mang cả mùa cốm, mang cả hơi lúa vào phố.

Bây giờ chợ Hà Nội thiếu vắng đôi quang gánh, chợ Mơ chợ Bưởi, đã là những nhà kính cao tầng sáng choang. Cái quầy bán lá xông, thang thuốc nam của người làng Đại Yên cũng nằm trên bệ xi măng. Xi măng và đá ốp lát, đã đánh thó hơi hướm của vị lá, đánh thó vẻ tự nhiên của thiên nhiên trong hồn chợ. Rồi thúng mủng giần sàng, tre nứa cũng ít đi. Thứ nữa, đến măng nứa, miến dong, bánh chưng cũng hút chân không. Nếu cứ đi chợ siêu thị với giá niêm yết, kính đèn sáng choang, nhiều lúc mẹ già cả cứ ngây ra nhìn… nhìn mọi thứ trong chợ thời hiện đại đã đổi thay chóng mặt. Nhìn người ta quẹt thẻ trả tiền, không mặc cả và không nói thách.

Tôi đi chợ, hồn của chợ phiên Hà Nội và chợ quê xưa vẫn còn một thứ để hôm nay ngoảnh lại, thấy bóng dáng chiếc đòn gánh cong, đôi quang tre xiêu vẹo trên bờ vai mẹ, vai chị, của Hà Nội cũ quê mùa.

 

Theo HOÀNG VIỆT HẰNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.