Hội thảo xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm trong chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch năm 2016, chiều 25-11-2016, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch đã tổ chức hội thảo xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo


Dự hội thảo có lãnh đạo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, lãnh đạo các vụ của Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, các trường đại học có đào tạo chuyên ngành du lịch và đại diện một số doanh nghiệp lữ hành.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Báo cáo dự thảo xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên do Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch biên soạn. Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông và Lâm Đồng, đây là nơi sinh sống lâu đời của 47 dân tộc anh em. Tây Nguyên có giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng, cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và khí hậu ôn đới trong lành, nơi đây được xác định là vùng có tiềm năng du lịch rất độc đáo và hấp dẫn. Để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc biệt, có tính cạnh tranh cao, báo cáo dự thảo đã đề xuất các giải pháp như: cần có cơ chế và chính sách khuyến khích doanh nghiệp địa phương cũng như người dân tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên tại các thị trường du lịch trọng điểm ở cả trong nước và quốc tế; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, giữa các doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng…

Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu đã tham gia thảo luận, góp ý, đồng thời bổ sung một số giải pháp mới liên quan đến các vấn đề: khai thác tối ưu du lịch đặc thù cần gắn với bảo tồn và phát huy giá trị cốt lõi trong bản sắc vốn có của Tây Nguyên, tránh các hiện tượng phi bản địa; xây dựng sản phẩm du lịch mới lồng ghép với sản phẩm đặc thù như tham quan rừng khộp, trải nghiệm cơ sở sản xuất cà phê; quảng bá tới du khách điểm du lịch hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á mới được phát hiện tại Đắc Nông. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng để xây dựng và phát triển du lịch đặc thù một cách hiệu quả cần đẩy mạnh e-marketing thay vì các phương pháp quảng bá, xúc tiến truyền thống, từ đó thu hút lượng du khách đến với Tây Nguyên nhiều hơn…

Đánh giá cao ý kiến của các đại biểu tham dự, bà Đỗ Thị Thanh Hoa-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, chủ trì hội thảo cho biết sẽ tiếp thu và bổ sung dự thảo báo cáo nhằm hoàn thiện kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm du lịch vùng.

Theo dulichvn.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null