Hồi hương gần 90 tác phẩm của danh họa Lê Bá Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sáng 26.1, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (số 97 Phó Đức Chính, Q.1) sẽ khai mạc trưng bày chuyên đề Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng (diễn ra đến ngày 28.2), giới thiệu đến công chúng gần 90 tác phẩm tuyển chọn gồm: tranh, tượng, phác thảo…, được hồi hương từ Pháp.

Lê Bá Đảng đam mê đeo đuổi và thành công ở các bức vẽ mèo. Ý tưởng để họa sĩ thực hiện các bức vẽ về mèo gắn liền với câu chuyện từ Phố con mèo đi câu ở Paris. Nét vẽ mèo của họa sĩ Lê Bá Đảng không chỉ là những đường vẽ đơn giản mà đã trở thành một loại ngôn ngữ hội họa riêng, đầy tính thư pháp; không chỉ đơn thuần là hình ảnh của động vật mà tinh tế chuyển đạt những suy nghĩ về vật thể và siêu hình, đó là dấu hiệu của triết lý "có có không không" được tác giả thể hiện ở những tác phẩm sau.

Một số tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng giới thiệu tại triển lãm. BẢO TÀNG MỸ THUẬT TP.HCM

Một số tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng giới thiệu tại triển lãm. BẢO TÀNG MỸ THUẬT TP.HCM

Bên cạnh mèo, Lê Bá Đảng còn vẽ thêm ngựa. Có thể nói ngựa là một trong những đề tài chính xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ngoài các bức vẽ, họa sĩ còn tạo hình ngựa bằng kỹ thuật cắt dán, in khắc thạch bản, điêu khắc… Lê Bá Đảng thể hiện sự sáng tạo qua việc sử dụng đa dạng chất liệu và kỹ thuật trong tranh in; linh hoạt kết hợp nhiều loại chất liệu, áp dụng các kỹ thuật in nổi, in thạch bản, và in lưới để truyền đạt ý tưởng nghệ thuật của mình. Trong các tác phẩm của ông, hình ảnh chú ngựa rất linh động thể hiện tinh thần tự do, bất khuất như tâm ý của người nghệ sĩ: muốn vượt qua những giới hạn và ràng buộc để tìm kiếm sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo.

Năm 1985, Lê Bá Đảng thực hiện những tác phẩm Không gian (Espaces) đầu tiên. Đó là những tác phẩm trên giấy kết hợp nhiều kỹ thuật dán ghép và xếp chồng, giữa điêu khắc và phù điêu như một sự tổng hợp và vượt lên trên hai hình thức biểu đạt này. Lê Bá Đảng lồng ghép vào các tác phẩm Không gian những phần khắc nổi được nhấn mạnh bởi màu nước để rồi chúng trở thành ao hồ núi non, sa mạc sông ngòi, những vùng đất hoang sơ và mới mẻ, phong cảnh nhìn từ trời cao.

Cùng với đó là loạt tranh phong cảnh màu nước với những nét toàn bích và bút pháp linh động biến hóa, ông hòa da thịt người đàn bà vào trong cảnh vật: thư phòng, chăn gối, núi sông, mây nước, sa mạc, địa tầng, địa đạo, nhìn đâu cũng thấy nàng, nàng lõa thể trong phong cảnh, nàng đã tan vào phong cảnh, nàng là phong cảnh. Do đó những bức phong cảnh lõa thể luôn luôn là một cám dỗ hồ ly.

Sự trở về đầy cảm xúc

Nhằm tôn vinh những đóng góp của họa sĩ Lê Bá Đảng với nghệ thuật nên sau khi được vợ chồng ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê ở Pháp hiến tặng tác phẩm, tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã quyết định chia sẻ ngay đến công chúng bằng việc thực hiện trưng bày chuyên đề Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng, khai mạc nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Theo ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM: "Họa sĩ Lê Bá Đảng có sự sáng tạo đa dạng; không chỉ sáng tác tranh với nhiều chất liệu khác nhau, mà còn thể hiện khả năng sáng tạo ở lĩnh vực điêu khắc, đã tạo ra những tác phẩm độc đáo, thể hiện triết lý nhân sinh và vũ trụ sâu sắc. Các sáng tác chủ đề mèo và ngựa, là những chủ đề mà họa sĩ Lê Bá Đảng đã lựa chọn để sáng tạo và đã để lại những dấu ấn độc đáo trong thế giới nghệ thuật. Vì vậy mà sự trở về của các tác phẩm trước thềm xuân thật đong đầy cảm xúc".

Nội dung trưng bày Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng chia thành 4 tiểu đề: Điêu khắc Sắc không và tranh không gian; Tranh, phác thảo bằng mực tàu chủ đề Mèo và Ngựa; Tranh chất liệu màu nước chủ đề Vũ trụ giao hòa; Tranh in chủ đề Hoa và phong cảnh. Mỗi chủ đề trong trưng bày là một tuyển tập phong phú về cảm xúc và trí tuệ, là dấu ấn sáng tạo từng thời kỳ và là "hồi ký nghệ thuật" của nghệ sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.