Đấu giá 19 bức tranh vua Hàm Nghi vẽ ở Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
19 bức tranh do vua Hàm Nghi vẽ sẽ được nhà đấu giá Lynda Trouvé tổ chức bán vào ngày 22.9 tới.

Vào ngày 22.9, Hôtel Drouot (Pháp) sẽ tổ chức bán các tác phẩm mỹ thuật Đông Dương trong đó có 19 bức tranh của vua Hàm Nghi do nhà đấu giá Lynda Trouvé đề xuất, theo trang Drouot.com.

Đây là cơ hội để các nhà sưu tập tìm thấy một số tên tuổi lớn trong cộng đồng nghệ thuật Việt Nam như Vũ Cao Đàm, Trần Phúc Duyên, Lê Phổ và các nghệ sĩ khác liên kết với Trường Mỹ thuật Đông Dương vì đã từng là giáo sư ở đó như Alix Aymé hay Hiệu trưởng Evariste Jonchère.

Bức Mặt trời lặn ở vùng quê của vua Hàm Nghi được bán đấu giá lần này. Ảnh: DROUOT.COM

Bức Mặt trời lặn ở vùng quê của vua Hàm Nghi được bán đấu giá lần này. Ảnh: DROUOT.COM

Theo nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi: 19 bức tranh của vua Hàm Nghi (1871-1944) được tìm thấy trên căn gác mái tại Pháp cũng sẽ được rao bán lần này.

Chỉ nắm quyền được một năm, vua Hàm Nghi bị chính quyền Pháp buộc phải lưu vong, bị đày đến Algiers (thủ đô Algeria). Ông đã học các kỹ thuật hội họa và điêu khắc từ họa sĩ Marius Reynaud. Ông từng thực hiện một số chuyến đi đến Pháp dưới sự giám sát chặt chẽ và đã gặp các nghệ sĩ như Foujita, Rodin. Các tác phẩm của ông cực kỳ hiếm trên thị trường. Đây là lần đầu tiên có một bộ sưu tập đáng kể như vậy được bán đấu giá.

Cũng theo nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi, những bức tranh được rao bán thuộc sở hữu của Henri Aubé - một lính Pháp đóng quân ở Hà Nội từ năm 1907 đến năm 1909. Rất có thể Henri Aubé đã đến bệnh viện quân y nhiệt đới ở Vichy để chữa bệnh, giống như nhiều sĩ quan đóng quân ở các thuộc địa lúc đó.

Từ năm 1909 đến năm 1913, vua Hàm Nghi cũng thường xuyên đến cơ sở chữa bệnh này. Có nguồn tin cho rằng vua Hàm Nghi và Henri Aubé đã xây dựng tình bạn ở đó nhờ người bạn chung của họ là Henri de Gondrecourt. Những bức tranh do gia đình Henri Aubé thừa kế vẫn nằm trong bộ sưu tập tư nhân của họ và hiện được con cháu của ông rao bán.

Tác phẩm Con đường dài dọc sông của vua Hàm Nghi. Ảnh: DROUOT.COM

Tác phẩm Con đường dài dọc sông của vua Hàm Nghi. Ảnh: DROUOT.COM

Ông Khôi cho biết nhà đấu giá Lynda Trouvé đưa giá khởi điểm các bức tranh của vua Hàm Nghi từ 3.000 đến 5.000 euro (khoảng 80 đến 130 triệu đồng) một bức. "Theo tôi giá này là hơi thấp. Tuy nhiên lần này sẽ hứa hẹn một cuộc đấu giá sôi động vì giá khởi điểm thấp".

Cũng theo nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi lần đấu giá bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi vào năm 2010 để lại nhiều nuối tiếc khi những người đại diện cho tỉnh Thừa Thiên-Huế không thể mua được bức tranh bởi có một người đã trả giá thành công qua điện thoại để sở hữu bức tranh với giá 8.800 euro (228 triệu đồng). Người mua bức tranh này là bác sĩ Gérard Chapuis - một người Pháp gốc Việt hiện sống tại Marseille (Pháp).

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.