Bức tranh "Chân dung mẹ tôi" của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã được nhà đấu giá Art research Paris bán thành công với giá 200.000 Euro (5,1 tỉ đồng).
Sáng 31.3, bức tranh "Chân dung mẹ tôi" của họa sĩ Nam Sơn được bán trong phiên đấu giá "Arts D'asie, Tableaux Modernes" theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Theo nhà đấu giá Art Research Paris, đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Nam Sơn. Bức tranh từng được dự đoán sẽ có giá kỷ lục, vượt bức tranh "Chân dung cô Phượng" của Mai Trung Thứ với 3,1 triệu USD.
Tác phẩm được bán với mức giá khởi điểm là 150.000 Euro. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi - cháu trai họa sĩ Nam Sơn chia sẻ trước giờ diễn ra phiên đấu giá, trang web Drouot gặp sự cố kỹ thuật khiến nhiều người mua online không truy cập để tham gia trả giá.
Một số người chỉ vào được khi "búa đã gõ". Ông cho rằng sự cố kỹ thuật là một trong những lý do khiến giá tranh không đạt được mức cao như kỳ vọng.
Bức họa “Chân dung mẹ tôi“. Ảnh: Art Research Paris
"Chân dung mẹ tôi" vẽ bằng chất liệu sơn dầu, khắc họa bà Nguyễn Thị Lân ngồi trên ghế. Bà đội mũ khăn và khoác áo theo Phật giáo truyền thống, quanh cổ là chuỗi tràng hạt, ngực đeo kim khánh "Tiết hạnh khả phong" do vua Bảo Đại ban năm 1927, tay trên gối cầm quyển kinh.
Góc phải bên trên có bốn chữ "Gia từ cận tượng" (Chân dung của mẹ tôi), góc trái phía dưới ghi "Nam tử Nguyễn Văn Thọ bái họa" (Con trai Nguyễn Văn Thọ dâng mẹ bức họa). Dưới cùng có chữ ký "Nguyễn Nam Sơn, Hà Nội, 1930".
Tác phẩm từng tham gia Triển lãm Thuộc địa Quốc tế Paris năm 1931 của trường Mỹ thuật Đông Dương, được giới thiệu tại triển lãm Salon năm 1932 của Hội Nghệ sĩ Pháp và đoạt huy chương bạc.
Với bản dịch của nhà thơ Quách Tấn, những độc giả yêu mến "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thêm một lựa chọn nữa bên cạnh bản dịch quen thuộc của Nam Trân và các bậc túc nho khác.
(GLO)- Một hôm gần trưa, tôi nhận điện thoại của Hiếu-cán bộ Văn phòng UBND tỉnh: “Trưa nay mời anh đi ăn với chị em em”. “Ơ chị em là ai?”. “Là Hồng Vân, đồng nghiệp cũ mà anh hay nhắc”. Ra thế, ai chứ Hồng Vân thì phải đi ngay.
(GLO)- Sáng 16-5, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/ TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới.
(GLO)- Hơn 500 nghệ sĩ thuộc 32 đơn vị nghệ thuật tham gia Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023 diễn ra tại tỉnh Hà Nam từ 20-5 đến hết ngày 1-6.
(GLO)- Tôi vừa gặp họa sĩ Giang Nguyên Thái nhân dịp ông về thăm lại chiến trường xưa. Trong rất nhiều hồi ức về một thời trai trẻ trong lửa đạn Tây Nguyên trước năm 1975, ông kể tôi nghe về cuộc gặp gỡ đặc biệt với họa sĩ Xu Man.
(GLO)- Tối 14-5, tại TP. Vinh (tỉnh Nghệ An) đã diễn ra lễ bế mạc, trao giải Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân (CAND) lần thứ XII, năm 2023-khu vực IV.
(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890-19/5/2023), ngày 13 và 14-5, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng Liên đoàn Lao động huyện tổ chức Hội thi Tiếng hát công nhân, viên chức năm 2023.
(GLO)- Ban Tổ chức Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn-Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố 10 tác phẩm lọt vào chung khảo lần thứ 4, năm 2023 vào ngày 15-5. Từ top 10 này, Hội đồng Giám khảo sẽ chọn ra các giải Hiệp sĩ Dế Mèn, Khát vọng Dế Mèn để trao giải vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 tới.
(GLO)- Liên hoan tiếng hát tuyên truyền viên tỉnh Gia Lai lần thứ I vừa bế mạc sau 2 đêm diễn ra (11 và 12-5). Trong lần đầu tiên tổ chức, chương trình đã mang đến không khí giao lưu sôi nổi, tiếp thêm sinh khí cho hoạt động của các tuyên truyền viên ở cơ sở.
(GLO)- Quanh năm tất bật với công việc ruộng đồng nhưng các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Hát tuồng thôn Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn dành thời gian luyện tập. Một năm đôi lần, những nghệ sĩ “chân đất” được thỏa sức biểu diễn, sống trọn niềm đam mê và nỗ lực gìn giữ nét văn hóa truyền thống.
(GLO)- Gia Lai hiện có 70 nhà thơ, nhà văn là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với năng khiếu và nỗ lực sáng tác, các tác giả đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về đất và người Gia Lai; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới.
Ban Tổ chức nhận hồ sơ dự thi đến hết ngày 6/8, người đoạt giải thưởng cao nhất tại Việt Nam sẽ được nhận phần thưởng 500 triệu đồng và có cơ hội tranh giải thưởng danh giá khu vực Đông Nam Á.
(GLO)- Hơn nửa thế kỷ, những dòng Di chúc mà Bác để lại cho đồng bào vẫn còn vẹn nguyên. Bài thơ "Đọc Di chúc Bác Hồ" của tác giả Lê Thành Văn dâng trào niềm xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương cho một tấm lòng trọn đời vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Trong tiến trình phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam có thể khẳng định các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo đã làm tốt nhiệm vụ của mình, đạt được những thành tích đáng tự hào, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
(GLO)- Làm thơ từ khá trẻ, có thơ in báo rồi giành giải nhất cuộc thi thơ Bình Định lúc còn là sinh viên, anh bền bỉ với phong cách riêng của mình: cô đọng, suy nghĩ, giàu chất đúc kết nhưng vẫn mơ mộng. Thơ anh thường là ngắn và có những kết thúc bất ngờ: “hoa thật thì vài hôm/còn hoa giả/cứ mãi”.
(GLO)- Những câu thơ trong tác phẩm "Mẹ vẫn ngồi đan áo" của tác giả Đại Dương mang nỗi buồn da diết của người mẹ mòn mỏi đợi tin chồng, con từ chiến trường đạn bom ác liệt. Sự hy sinh của cha anh đã đổi lại cho đất nước hòa bình, độc lập song dáng mẹ cặm cụi đan áo, đôi mắt xa xăm ngóng chờ vẫn không thôi day dứt, ám ảnh...
Phó Thủ tướng giao Bộ TT&TT chỉ đạo hoạt động của cơ quan soạn thảo khoa học, nghiêm túc... để xây dựng Quy hoạch khả thi, có tính mới, đột phá, đi vào thực chất, phù hợp với xu thế phát triển.