Những bức vẽ về xứ Đoài của họa sĩ Chu Mạnh Chấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sắp bước vào tuổi 90, năm nay, lão họa sĩ Chu Mạnh Chấn có thêm một triển lãm tranh nữa ghi lại dấu ấn sự nghiệp sáng tác của cụ. Cụ là một trong những họa sĩ sơn mài sớm ứng dụng kỹ thuật châu Âu vào nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Triển lãm mang tên “Miền ký ức” do gia đình tổ chức, diễn ra sáng 26-3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
 
Họa sĩ Chu Mạnh Chấn.
Họa sĩ Chu Mạnh Chấn.
Sinh năm 1933 tại làng Chàng Sơn, Thạch Thất, Sơn Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội, họa sĩ Chu Mạnh Chấn ban đầu rời quê hương lên Hà Nội để học nghề may, nhưng sau đó cuộc đời cụ đã sang một ngã rẽ khi được giới thiệu vào học trường Mỹ Thuật thủ công mỹ nghệ ở Hà Đông. Tại đây, sau khi tốt nghiệp, cụ cùng các đồng môn đã sáng tạo hàng trăm mẫu mã, hình vẽ, hoa văn, hoạ tiết truyền thống, hiện đại, hướng dẫn các học viên thủ công mỹ nghệ thực hiện những tác phẩm sơn mài trên các sản phẩm bát đĩa, khay mâm, đồ thờ...
 
 Bức
Bức "Ca trù" của họa sĩ Chu Mạnh Chấn.
Đạo diễn, họa sĩ Chu Lượng, con trai họa sĩ Chu Mạnh Chấn thay mặt gia đình đứng ra tổ chức triển lãm “Miền ký ức”, cho biết, tại triển lãm lần này sẽ giới thiệu khoảng 30 tác phẩm trong suốt sự nghiệp sáng tác của cụ về con người, cảnh vật xứ Đoài quê hương, cùng một số tác phẩm về di sản văn hóa hồi đầu thế kỷ, như hội làng, hát ca trù… Nhiều tác phẩm trong số này hiện nay đang nằm trong các bộ sưu tập cá nhân của một số nhà sưu tầm, nay được gia đình mượn lại trưng bày trong triển lãm.
Đặc biệt, triển lãm cũng giới thiệu bức tranh sơn mài khổ lớn "Hội Thầy" dài tới 4m, là một trong những tác phẩm công phu nhất trong sự nghiệp của họa sĩ Chu Mạnh Chấn.
Triển lãm diễn ra vào lúc 10 giờ sáng 26-3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
TUYẾT LOAN. Ảnh: Gia đình cung cấp (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.