Hội họa Việt Nam thế kỷ XX và đương đại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhà đấu giá mỹ thuật Lý Thị (Lythi Auction) cho biết, đơn vị này đang chuẩn bị cho phiên đấu giá Vị nghệ thuật lần thứ hai, chủ đề Hội họa Việt Nam thế kỷ XX và đương đại.

Nếu như phiên đấu giá Vị nghệ thuật lần thứ nhất (diễn ra ngày 17-12-2016 tại TP. HCM), nhà đấu giá Lý Thị đã mở rộng phạm vi các tác giả bên ngoài Việt Nam, thì ở phiên đấu lần này, Lythi Auction lại chủ đích chọn lọc những tác phẩm các họa sĩ trong nước, đa dạng về phong cách nghệ thuật.

 

Tác phẩm Bản giao hưởng trắng của họa sĩ Hoàng Tích Chù.
Tác phẩm Bản giao hưởng trắng của họa sĩ Hoàng Tích Chù.

Từ những tên tuổi huyền thoại

18 tác phẩm trong phiên đấu giá lần này hầu hết là những tên tuổi hoặc đã thành huyền thoại của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam và đương thời. Trong đó có những thế hệ nghệ thuật và nhịp cầu cha con thú vị. Đầu tiên là họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) và họa sĩ Tô Ngọc Thành. Tên tuổi của danh họa Tô Ngọc Vân (một trong tứ trụ huyền thoại của lịch sử mỹ thuật Việt Nam) có lẽ không cần phải nói nhiều; nghệ sĩ Tô Ngọc Thành - người con duy nhất nối nghiệp cha, đã tâm niệm lời cha dạy: “Sáng tác là lẽ sống, ngày nào không vẽ là ngày ấy bỏ nghề, họa sĩ mà không vẽ thì chắc chắn là họa sĩ giấy”.  

Hai thế hệ tiếp theo là cha con họa sĩ Hoàng Lập Ngôn (1910 - 2006) và Hoàng Hồng Cẩm (1959 - 2011). Hoàng Lập Ngôn là sinh viên khóa 9 của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có sức làm việc bền bỉ, mà theo thi sĩ Hoàng Cầm là: “Tuy vẽ không nhiều, nhưng chỉ cần mấy chục bức tranh chân dung, tranh về một số văn nghệ sĩ của anh cũng đủ góp một phần không nhỏ vào tài sản của Hội Mỹ thuật Việt Nam và dĩ nhiên, của cả dân tộc Việt Nam”.

Một điều rất đáng quan tâm khi phiên đấu lần này hiện diện một tác phẩm thuốc nước của họa sĩ Lưu Công Nhân (1929 - 2007), được sáng tác thập niên 1950-1960. Thật tình cờ, người thầy đầu tiên và trực tiếp của ông chính là Tô Ngọc Vân - khóa mỹ thuật kháng chiến tại Việt Bắc những năm 1950 -1953, nhưng thần tượng sâu kín của ông là danh họa người Pháp Auguste Renoir.

Họa sĩ Lưu Công Nhân cho rằng, việc một họa sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng từ truyền thống, từ bên ngoài là chuyện đương nhiên, còn cái riêng nếu có là do khả năng chắt lọc của từng người, đặc biệt, phải bày tỏ được cõi riêng của mình. Chính cõi riêng tư làm nên cốt cách, bản sắc của từng họa sĩ, từng dân tộc…

Nhà đấu giá Lý Thị cho biết thêm, phiên đấu giá còn hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày mất của họa sĩ Tô Ngọc Vân (17-6-1954), và 10 năm ngày mất của họa sĩ Lưu Công Nhân (21-7-2007). Một trùng hợp thú vị, tại phiên đấu giá Asian 20th Century & Contemporary Art (ngày 27-5), nhà Christie’s tại Hong Kong (Trung Quốc) sẽ bán tác phẩm sơn mài Nostalgie du Haut Tonkin (Nhớ trung du Bắc bộ, 80cm x 40cm, 1968) của danh họa Nguyễn Gia Trí với giá dự đoán từ 154.812 USD đến 232.217 USD.

Tại phiên đấu của Lythi Auction xuất hiện chính bản ký họa trên giấy can của tác phẩm vừa kể, với tên gọi Phong cảnh đồng quê (74cm x 40cm, 1968). Do hai tác phẩm này được thực hiện trong cùng một năm, nên độ xê xích hình họa từ ký họa đến sơn mài không nhiều.

Đến các gương mặt đương đại

Hơn 10 năm trở lại đây, tác phẩm của họa sĩ Văn Đen (1919 - 1988) lại được tìm kiếm nhiều hơn. Họa sĩ Trịnh Cung từng nhận định: “Cũng như Bùi Xuân Phái, Văn Đen đã để lại một hình ảnh toàn vẹn về hội họa lẫn nhân cách. Mỗi người một bản sắc, mỗi người một đỉnh cao nhưng hơn thế nữa, hai họa sĩ đã trở thành biểu tượng chung cho tình yêu con người, quê hương, lòng vị tha và trái tim tận hiến”.

Đáng chú ý của phiên đấu giá này còn có tác phẩm Bản giao hưởng trắng của họa sĩ Hoàng Tích Chù (1912 - 2003). Với họa pháp quyến rũ, đầy năng lượng tích cực, tác phẩm được vẽ ngay tháng 4-1975, thời khắc đang hừng hực khí thế chiến thắng ấy, ông tự tách mình ra khỏi cái nhìn quen thuộc để tạo nên bản giao hưởng hòa bình, với một ẩn dụ sâu kín.

Bùi Quang Ngọc là sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1955 - 1957). Ông nổi danh với mảng ký họa, chân dung và tranh khỏa thân, với bút pháp điêu luyện đến mức tự nhiên. Tranh phong cảnh của ông dù không nhiều, nhưng có cách tiếp cận và bút pháp riêng. Tác phẩm Đà Lạt 1977 ông thai nghén từ năm 1977 - 2000 mới hoàn chỉnh. Đây là dịp hiếm hoi Bùi Quang Ngọc chấp nhận gửi tác phẩm đến phiên đấu giá, dù lời đề nghị là không ít.

Chóe (Nguyễn Hải Chí, 1943 - 2003) là tên tuổi lớn trong làng hí họa của Việt Nam. Năm 1973, báo The New York Times bình chọn ông thuộc nhóm 8 họa sĩ biếm xuất sắc nhất thế giới thập niên 1970. Tác phẩm của ông tại phiên đấu này kết hợp hí họa và phác họa đặc trưng về nhà văn nổi tiếng Hemingway.

Các tác phẩm tham gia đấu giá được triển lãm từ nay đến hết ngày 27-5 tại Hotel Des Arts Saigon, 76-78 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP. HCM; phiên đấu giá diễn ra lúc 14 giờ ngày 27-5.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.