Học giả Anh: Tết phản ánh các khía cạnh đa dạng của văn hóa Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lấy vợ là người Việt Nam, nhà nghiên cứu người Anh Kyril đã nhiều lần ăn Tết ở Việt Nam và lễ hội mừng Năm mới của người Việt luôn là trải nghiệm thú vị đối với ông.
Nhà nghiên cứu chính trị và lịch sử Việt Nam Kyril Whittaker dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại sứ quán Việt Nam ở London (Anh). (Ảnh: TTXVN phát)

Nhà nghiên cứu chính trị và lịch sử Việt Nam Kyril Whittaker dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại sứ quán Việt Nam ở London (Anh). (Ảnh: TTXVN phát)

Tết Nguyên đán với những truyền thống, phong tục độc đáo là một phần quan trọng, đồng thời phản ánh các khía cạnh đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Nhà nghiên cứu chính trị và lịch sử Việt Nam người Anh, ông Kyril Whittaker đã nhận định như vậy về Tết ở Việt Nam trong cuộc trò chuyện với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại địa bàn.

Lấy vợ là người Việt Nam, ông Kyril đã nhiều lần ăn Tết ở Việt Nam và lễ hội mừng Năm mới của người Việt luôn là trải nghiệm thú vị đối với ông.

Khi Tết đến Xuân về, không khí vui tươi, phấn khởi tràn ngập khắp nơi, từ thành phố tới nông thôn với tiếng nhạc rộn ràng của khúc ca "Ngày Tết quê em."

Người người, nhà nhà bận rộn sắm Tết, mua quần áo mới, chuẩn bị đồ ăn thức uống cho ngày lễ lớn nhất trong năm. Trên khắp đất nước và cả ở nước ngoài, mọi người trở về quê hương đón Tết, đoàn tụ cùng gia đình sau một năm làm việc bận rộn.

Ông Kyril chỉ ra rằng Tết thể hiện sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, từ ẩm thực, âm nhạc, nghệ thuật tới giao tiếp xã hội, thông qua các phong tục, tập quán đẹp như thờ cúng tổ tiên, gói bánh chưng, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, mặc áo dài truyền thống, biểu diễn âm nhạc cổ truyền và các bài hát về Tết và mùa Xuân, các trò chơi dân gian…

Theo ông, Tết là dịp vun đắp các mối quan hệ khi tất cả các gia đình đều mở cửa đón khách từ họ hàng, bạn bè, cho tới đồng nghiệp, láng giềng.

Học giả Anh, một đảng viên Đảng cộng sản Anh, chỉ ra rằng Tết cũng mang yếu tố lịch sử, với phong tục thờ cúng tổ tiên, tri ân các anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước.

Yếu tố lịch sử cũng được phản ánh qua cách người dân Việt Nam đón Tết trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Trong thời chiến, những người lính Việt đón Tết giản dị bằng cách ca hát và thưởng thức những khẩu phần ăn ít ỏi, quý giá do điều kiện khó khăn.

Ngày nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới, với đời sống được nâng cao, người dân có thể đón Tết với đầy đủ các phong tục, tập quán truyền thống.

Đặc biệt, Tết phản ánh nền văn hóa sinh thái của người Việt, đó là mối quan hệ giữa người và đất và ngược lại, ông Kyril dẫn chứng các món ăn đặc trưng ngày Tết như các loại hạt dưa, hạt bí, bánh chưng, dưa hành; mâm ngũ quả; hoa và cây cảnh trang trí dịp Tết như đào, mai, quất...

Một phong tục đẹp khác của Tết cho thấy nền văn hóa sinh thái của Việt Nam là trồng cây vào ngày đầu Năm mới, phong trào do Bác Hồ phát động và được các thế hệ lãnh đạo Việt Nam duy trì đến ngày nay, ông Kyril chỉ ra rằng đây là truyền thống lưu giữ nền văn hóa nông nghiệp và đa dạng sinh học của Việt Nam.

Bố mẹ mừng tuổi các con là một nét văn hóa trong Tết Cổ truyền của người Việt, mừng tuổi trẻ cũng là mong muốn cho con trẻ năm mới được bình an, chăm ngoan. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Bố mẹ mừng tuổi các con là một nét văn hóa trong Tết Cổ truyền của người Việt, mừng tuổi trẻ cũng là mong muốn cho con trẻ năm mới được bình an, chăm ngoan. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Theo học giả Anh, quan điểm sinh thái gắn liền với văn hóa Việt Nam, được thể hiện qua lời nói của các nhà lãnh đạo Việt Nam như “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” hay quan điểm “Lấy dân làm gốc” và gần đây là chính sách “Ngoại giao cây tre” - lồng ghép đặc tính sinh thái của cây tre với nền ngoại giao Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Anh kết luận Tết là một lễ hội mang tính văn hóa Việt Nam và bản thân Tết là hiện thân của nền văn hóa độc đáo này.

Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh củng cố thêm sự phong phú về văn hóa này, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển không ngừng của xã hội vì sự tốt đẹp của mọi người dân.

Có thể bạn quan tâm

Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.