Hoang sơ cầu tre Cẩm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ với khung cảnh của đồng quê yên bình Việt Nam, cầu tre Cẩm Đồng từ lâu đã trở thành một điểm đến đầy thú vị cho những du khách khi đến với Quảng Nam.

 



Cách phố cổ Hội An tầm 12km về hướng Tây, cầu tre Cẩm Đồng (thuộc thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) là một cây cầu tre đơn sơ tựa như tấm lụa vắt qua dòng sông Vĩnh Điện tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp.

 

 Với chiều dài hơn 120m, cầu tre Cẩm Đồng lắt lẻo bắt qua dòng sông Vĩnh Điện giúp bà con sang bãi bồi sản xuất nông nghiệp.
Với chiều dài hơn 120m, cầu tre Cẩm Đồng lắt lẻo bắt qua dòng sông Vĩnh Điện giúp bà con sang bãi bồi sản xuất nông nghiệp.




Bao đời nay, người dân thôn Cẩm Đồng muốn sang bên bãi bồi Gò Đình bên kia sông canh tác nông nghiệp đều phải đi chèo ghe sang. Sau một thời gian, cảm thấy quá bất tiện, hơn 300 hộ nơi đây bắt đầu chung góp lại với nhau làm những cây cầu tre nhằm thuận tiện trong canh tác.

 

Cây cầu gắn liền với hoạt động sản xuất hằng ngày của hơn 300 hộ dân của thôn Cẩm Đồng.
Cây cầu gắn liền với hoạt động sản xuất hằng ngày của hơn 300 hộ dân của thôn Cẩm Đồng.
Bề ngang của cầu khá nhỏ nên mỗi khi giao nhau thì một bên phải dừng lại nhường bên kia đi tiếp.Bề ngang của cầu khá nhỏ nên mỗi khi giao nhau thì một bên phải dừng lại nhường bên kia đi tiếp.
Bề ngang của cầu khá nhỏ nên mỗi khi giao nhau thì một bên phải dừng lại nhường bên kia đi tiếp.





Và từ đó, những chiếc cầu tre bắt qua đôi bờ Cẩm Đồng lại được dựng lên. Mỗi cây cầu được ghép lại từ hơn 100 cây tre già với chiều rộng 1m và dài chừng 120m.

 

Đây là cây cầu được người dân trong thôn tự chung góp dựng lên.
Đây là cây cầu được người dân trong thôn tự chung góp dựng lên.



Mỗi khi thu hoạch nông sản, thì người dân lại chia nhỏ ra để gánh hoặc đẩy xe rùa vì không thể chở nặng qua cầu được, dù mất thời gian nhưng bà con cho rằng vẫn thuận lợi hơn di chuyển bằng đò.


 

Cây cầu đơn sơ với 1 bên có thành cầu, toàn bộ được làm từ những cây tre già trong thôn.
Cây cầu đơn sơ với 1 bên có thành cầu, toàn bộ được làm từ những cây tre già trong thôn.
Các mẹ, các bà về nhà sau một ngày làm việc.
Các mẹ, các bà về nhà sau một ngày làm việc.




Đến với Cẩm Đồng, mọi người không thể không rung động trước khung cảnh làng quê bên sông đẹp như tranh vẽ. Vào những buổi sáng hoặc chiều tối, cảnh những mẹ, những bà quẳng gánh đi trên cầu gợi lại ký ức mỗi người đi theo mẹ ra ruộng ngày còn thơ bé.

 

Cứ sau mỗi mùa mưa bão cầu bị cuốn trôi và cứ thế người dân lại chung góp dựng lên 1 cây cầu mới.
Cứ sau mỗi mùa mưa bão cầu bị cuốn trôi và cứ thế người dân lại chung góp dựng lên 1 cây cầu mới.
Vào những ngày hè, bầu trời ráng đỏ tô vẽ cho bức tranh Cẩm Đồng thêm huyền ảo
Vào những ngày hè, bầu trời ráng đỏ tô vẽ cho bức tranh Cẩm Đồng thêm huyền ảo
Do cầu yếu nên nông dân nơi đây phải chia nhỏ nông sản ra để đưa về nhà khi đi qua cầu.
Do cầu yếu nên nông dân nơi đây phải chia nhỏ nông sản ra để đưa về nhà khi đi qua cầu.



Vào những buổi chiều trời ráng, cây cầu trở nên đẹp ma mị trước bầu trời rực đỏ. Và từ đây, cầu tre Cẩm Đồng dần dần trở thành một địa chỉ nổi tiếng với những người đam mê nhiếp ảnh đồng quê đến ghi lại khoảng khắc như tranh vẽ này.

 

Một buổi chiều trời có ráng được chụp tại giữa cây cầu.
Một buổi chiều trời có ráng được chụp tại giữa cây cầu.
Đường đi đến cầu tre Cẩm Đồng từ hướng phố cổ Hội An. Ảnh: Googlemaps
Đường đi đến cầu tre Cẩm Đồng từ hướng phố cổ Hội An. Ảnh: Googlemaps



Một người dân thôn Cẩm Đồng cho biết, hiện địa phương có kế hoạch xây dựng một cây cầu kiên cố thay thế cho cầu tre dễ bị lũ cuốn trôi hàng năm. Vì vậy rất nhiều du khách đã lặn lội đến để ghi lại cảnh đẹp của những cây cầu này.
 

Cẩm Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.