Họa sĩ Nguyễn Văn Điền nổi bật với những mảng màu thầm lặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngắm tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Điền-hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai, người xem như lạc vào một không gian thiên nhiên đầy thi vị, để rồi bất chợt nhận ra đang đắm mình trong một không gian Tây Nguyên hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. 
Theo thời gian, càng tiếp xúc với họa sĩ Nguyễn Văn Điền, tôi càng cảm nhận được tâm hồn của một nghệ sĩ, cũng là thầy giáo với sự đôn hậu, chân thành, luôn say mê nghề nghiệp, không khoa trương, hoa mỹ. Anh tốt nghiệp Khoa Sơn mài (Trường Đại học Mỹ thuật Huế) năm 1991 rồi bén duyên với mảnh đất Gia Lai.
Trong hầu hết tác phẩm của mình, họa sĩ Nguyễn Văn Điền đều thể hiện mảng đề tài Tây Nguyên qua những cảm xúc chân thật nhất. Có thể nói, Tây Nguyên luôn là nỗi ám ảnh, là những lời ru êm ái, là những giai điệu ngọt ngào khiến trái tim anh rung động và sáng tạo thêm nhiều tác phẩm. Anh thường xuyên khoác ba lô đi vào rừng, lặng lẽ, thầm lặng ngồi bên con suối nhỏ, chọn góc nhìn vẽ phong cảnh núi rừng, những cây cổ thụ trăm tuổi, những con suối trong veo, những tán lá cây rừng lay động dưới ánh nắng mặt trời… Tiếng xào xạc của lá cây, tiếng róc rách của con suối, tiếng gió rít của đại ngàn làm lay động những tán cây rừng. Tất cả tạo nên một không gian Tây Nguyên trữ tình, thể hiện rõ nét ý niệm, tâm thức của người họa sĩ.
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Điền bên tác phẩm “Đồi cỏ hồng”. Ảnh: Lê Hùng
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Điền bên tác phẩm “Đồi cỏ hồng”. Ảnh: Lê Hùng
Vậy nên, cây rừng, núi đồi, sông suối, hoa cỏ… đều được khắc họa rõ ràng, chi tiết, chân thực qua bút pháp điêu luyện của anh. Những mảng màu táo bạo phối hợp với những đường nét chấm phá phóng khoáng, nhuần nhuyễn làm cho tác phẩm trở nên sinh động, duyên dáng, trữ tình và đầy cảm xúc nghệ thuật. Ngắm tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Điền, người xem như lạc vào một không gian thiên nhiên đầy thi vị, để rồi bất chợt nhận ra mình đang đắm mình trong một không gian Tây Nguyên hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: “Nhìn lại tuổi thơ” (sơn dầu), “Chớm đông” (sơn dầu), “Vòng đời” (sơn dầu), “Đồi cỏ hồng” (bột màu), “Đập tràn Đak Sơ Mei” (bột màu)... Dẫu không muốn, người xem cũng như bị cuốn vào dòng chảy cảm xúc của đại ngàn.
Ngắm tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Điền, người xem thêm một lần hiểu rõ hơn về nghệ thuật tạo hình theo phong cách hiện thực đương đại. Anh thường khắc họa hình ảnh của hiện thực thông qua cảm xúc, thông qua trí tưởng tượng và trí tuệ thẩm mỹ. Dẫu vậy, những tác phẩm của anh không quá trừu trượng, siêu thực, không gây đánh đố người xem, trái lại, luôn chân thật, rõ ràng, mạch lạc, dẫn dắt người xem bước vào một không gian vừa thực vừa mộng, vừa trữ tình và đầy cảm xúc.
Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, anh luôn trung thực với cảm xúc của trái tim. Anh yêu ai thì vẽ người ấy, yêu cái gì thì vẽ cái đó, yêu thiên nhiên thì lặng lẽ khoác ba lô một mình vào rừng ngồi bên con suối nhỏ vẽ về cây rừng, con suối… Anh vẽ không phải để khoe tài, khoe bút pháp điêu luyện, mà là để giãi bày tình yêu chân thành của mình. Theo đó, tác phẩm của anh là sự thể hiện bố cục đẹp và ẩn dụ, thật tĩnh lặng nhưng chứa đầy tính hùng biện về sự khát khao sống và sự tự do sáng tạo. Mỗi tác phẩm của anh có một vẻ đẹp riêng, để người xem tự suy ngẫm, tự trăn trở về cuộc sống hiện thực. Sự phô diễn kỹ thuật trong các tác phẩm thường phóng khoáng, đầy chất thơ. Cũng bởi, phong cách diễn đạt của anh luôn sắc sảo, được chắt lọc trong từng đường nét và hình khối, giàu cảm xúc và giàu tính hiện thực. Trong tranh, anh thể hiện những bố cục lạ mắt. Anh phô diễn mạnh mẽ gam màu nóng cùng những hình thể sắc nét, uyển chuyển, dồn nén, tất cả gần như chiếm trọn một khoảng không gian thẩm mỹ và trong đó luôn ẩn chứa những hoa văn, họa tiết mang dấu ấn bản sắc văn hóa của vùng đất cao nguyên đầy nắng gió. 
Với sự đam mê sáng tạo như vậy, cộng với năng lực sẵn có, họa sĩ Nguyễn Văn Điền đã gặt hái được một số thành công nhất định. Đơn cử như: giải C-Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai các năm: 2007, 2009, 2011; giải khuyến khích-Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Gia Lai 5 năm (2010-2015) và 5 năm (2015-2020).
Họa sĩ Nguyễn Văn Điền luôn lặng lẽ, thầm lặng làm việc và đầy đam mê sáng tạo như chính bản tính của anh. Những mảng màu thầm lặng ấy luôn ẩn chứa một tinh thần nghệ sĩ đích thực, thầm lặng để suy ngẫm, thầm lặng để trăn trở về khát vọng vươn đến ý niệm cao đẹp: chân-thiện-mỹ.
LÊ HÙNG
 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.