'Hóa phép' cổ vật: Biến mảnh vỡ thành báu vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đồ gốm cổ bị vỡ mảnh, 'mất thịt' khi qua tay thợ phục chế trở nên đẹp và hoàn hảo, thậm chí có món đồ phục chế còn được xét duyệt, công nhận là bảo vật quốc gia. Ở Việt Nam, phục chế đồ cổ là một nghề, nhưng người theo đếm đầu ngón tay.
Trong nhóm 23 hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 10 năm 2021, có một số hiện vật đã qua “thẩm mỹ viện” của các thợ sửa cổ vật như thống gốm An Sinh, thế kỷ 13 (Bảo tàng Quảng Ninh); lá đề chim phượng, thế kỷ 11 (Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long, Hà Nội)…

Thợ phục chế họa lại phần mất mảnh của bình sứ đời Thanh
Thợ phục chế họa lại phần mất mảnh của bình sứ đời Thanh
Trong thế giới ngầm của nghề chơi cổ ngoạn, thợ phục chế quả là “thiên tài”. Dù không qua trường lớp đào tạo chuyên môn nào nhưng ngón nghề rèn giũa, họ có thể hô biến mảnh vỡ thành báu vật. Mỗi người theo nghề thường chọn thế mạnh riêng dựa theo chất liệu như đồ đồng, gốm sứ, đất nung… đáp ứng nhu cầu người đặt hàng là trả lại vẻ đẹp cho cổ vật. Nhưng đằng sau phục chế, còn lắm chuyện bi hài.
Nghệ thuật phục chế
Người phục chế cổ vật cần kiến thức sâu rộng để hiểu về hoa văn, họa tiết, chất liệu, kiểu dáng cùng khả năng nhận định được niên đại hiện vật. Họ gần như là một chuyên gia khảo cổ, giám định. Khi tiếp nhận hiện vật đã mất hoa văn, họa tiết, hay chỉ còn lại vài mảnh vỡ, người phục chế trở thành họa sĩ, nhà điêu khắc, biết phần việc của mình làm thế nào để đắp cốt, tô men, vẽ trang trí.
Tiếp đến là làm cũ, tạo màu thời gian tương xứng với niên đại. Đồ bờ - đồ đào - đồ vớt, mỗi loại có màu thời gian khác nhau, thợ sửa đồ cổ phải biết món mình đang sửa thuộc đồ gì, và tạo cho hiện vật khi sửa xong càng giống nguyên bản càng… hái ra tiền.

Đầu phượng đất nung khai quật từ Hoàng thành Thăng Long với phần đuôi được phục dựng lại. Ảnh: Phong An
Đầu phượng đất nung khai quật từ Hoàng thành Thăng Long với phần đuôi được phục dựng lại. Ảnh: Phong An
Trong giới phục chế cổ vật bằng đồng, cả nước phải nghiêng mình trước thợ Thanh Hóa. Cũng phải, xứ Thanh là “kinh đô” đồ đồng Đông Sơn, Hán - Việt. Nhờ được tiếp cận nhiều hiện vật lấy lên từ lòng đất nên thợ sửa đồ đồng xứ Thanh có biệt tài riêng không nơi nào bì kịp.
Thợ nghề S.Q (ngụ trung tâm TP.Thanh Hóa) kể lại câu chuyện anh được lái buôn xứ Tàu sang tận nơi thỉnh về sửa đồ đồng: “Bọn nó mời, anh đi cùng đệ tử mang theo túi đồ nghề (riêng đồ nghề phải giấu kỹ, không cho nó biết mình cầm thứ gì). Đến khi nhận hàng để sửa, anh yêu cầu phòng riêng, không cho đứng xem hay chụp ảnh quay phim gì cả, đồng ý thì mới làm”.
Đồ đồng cổ gần như rã cốt hết, phục chế lại cái khó là gì? S.Q bảo: “Sửa đồ đồng giống bóp quả trứng méo mà không vỡ. Rất khó, nhưng có thủ thuật, có bài, thì dễ tất”.

Tô đời Nguyên chỉ phần đáy tô là thật, còn lại đều là keo, vẽ mới
Tô đời Nguyên chỉ phần đáy tô là thật, còn lại đều là keo, vẽ mới
Thế nên không ngạc nhiên khi từ một nắm mảnh vụn từ đủ thứ đồ đồng cổ không còn hình hài, qua tay thợ phục chế, một cái thạp, thậm chí là cái trống đồng được dựng lên hoàn hảo. Vẫn là đồ cổ đấy, nếu đem kiểm tra, bởi chỉ có mảnh là cổ, còn hình dạng hoàn toàn mới dựng lên, thiếu hoa văn thì cấy luôn hoa văn vào.
Ở gốm Việt cổ cũng vậy, tận dụng tính thấu quang kém, người phục chế dễ dàng dựng lại phần cốt, sau đó cấy hoa văn, từ dòng hoa nâu Lý - Trần, hay hoa lam Lê Sơ… có khi cả chiếc đĩa chỉ còn đúng cái trôn là đồ nguyên bản, phần cốt gồm keo và các chất liệu tổng hợp dựng lại. Vậy mà khi hoàn thiện trở thành cái đĩa thành cao hoàn chỉnh, vẽ cả trong ngoài, chàm xanh mướt, đẹp không tì vết.

Thống đồng, với “nghệ thuật” cấy hoa văn, tạo cho nó thành “của hiếm” và được công nhận bảo vật quốc gia
Thống đồng, với “nghệ thuật” cấy hoa văn, tạo cho nó thành “của hiếm” và được công nhận bảo vật quốc gia
Dòng đồ sứ tuy tính thấu quang mạnh hơn (có thể soi qua đèn để phát hiện các đường sửa) nhưng với người mới vào nghề khó phát hiện đâu là thật - giả, đâu là mảng được phục chế, đắp thêm vào. Người viết từng gặp một cái tô thời Nguyên, chỉ còn đúng phần trôn và lòng trong vẽ đề tài sen - vịt, nhưng khi phục chế, cái tô vẹn toàn, nếu chỉ nhìn phần cốt, men và đề tài trang trí, không dễ phát hiện ra đây là một cái tô… thiếu trầm trọng, chỉ toàn keo, bột và màu.
Trong lĩnh vực đồ đồng cổ như đồ Đông Sơn, Hán - Việt, Trần, Lê… nhiều hiện vật được phát lộ, không hoa văn, giá thị trường thấp. Để tăng giá, nhiều thợ sửa đồ “cấy” (khắc) hoa văn vào. “Nghệ thuật” cấy hoa văn độc đáo của thợ phục chế đồ đồng đạt đỉnh cao là chiếc thống thời Trần được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2019.
Bảo vật quốc gia… quá sạn!
Có một số hiện vật đã qua phục chế lọt các cửa ải để được công nhận bảo vật quốc gia. Một số bảo vật gần đây nhất đã qua chỉnh sửa có thể kể đến như “Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long”, thế kỷ 11. Người viết gặp nhân vật phục chế hiện vật này là Đ.V.V, anh kể lại: “Tôi là người sửa nó. Lúc tiếp nhận, hiện vật bị vỡ mấy mảnh và mất đế, tôi ráp nối, thêm vào cho hoàn hảo như thấy ở trưng bày bây giờ trong Hoàng thành”.
Bảo vật quốc gia “Thống gốm hoa nâu An Sinh”, thế kỷ 13, theo giới thiệu của Bảo tàng Quảng Ninh là: “Còn nguyên vẹn về cả cấu trúc, hình dáng và hoa văn trang trí”. Nhưng không khó nhận ra được hiện vật đã được “thẩm mỹ nặng” phải trên 60% “mất thịt”, kỹ thuật phục chế khá cẩu thả, lớp keo xuống màu ngả vàng, lộ rõ nhiều chi tiết đắp nổi trên toàn hiện vật. (Nói thêm về dòng gốm hoa nâu Lý - Trần, việc phục chế được đánh giá dễ làm nhất trong gốm Việt vì cốt - men đục, gam màu trắng ngả vàng và nâu dễ pha chế, đắp cốt, vẽ lại như nguyên bản, khó phát hiện).
Ngay cả với nhóm hiện vật sưu tập gốm men trắng An Biên, một “nhóm hiện vật” tư nhân lần đầu tiên được xét duyệt bảo vật quốc gia, cũng khá khập khiễng, khiên cưỡng khi 9 hiện vật này chỉ là cùng niên đại, màu men, hoàn toàn không phải là bộ gồm 9 hiện vật hay nhóm hiện vật không thể tách rời. Chưa kể trong số 9 hiện vật, không khó nhận ra một số đã qua thẩm mỹ, chỉnh sửa, thêm vào các chi tiết đã khuyết như quai ấm, vòi ấm. Nếu cứ theo cách tính gom nhóm rồi đăng ký bảo vật quốc gia sẽ là rắc rối lớn cho công tác quản lý, hội đồng giám định khi các bảo tàng và sưu tập tư nhân ghép linh tinh các hiện vật cùng niên đại vào nhau rồi làm đơn xin đăng ký bảo vật.
Những hiện vật đã qua chỉnh sửa, mất mảnh, hoặc ghép nhóm khiên cưỡng… cần cân nhắc kỹ trước khi xét là bảo vật quốc gia. Nhà nghiên cứu, chuyên gia gốm Việt cổ Philippe Trương (Việt kiều Pháp) cho biết: “Để được vào bảo vật quốc gia ở Pháp rất khó, phải là một vật chất quan trọng cho văn hóa, ngay cả tranh Monet, Picasso còn chưa được. Bảo tàng ở đây không được bày đồ giả, đồ sửa phải ghi rõ, và phần sửa phải để người xem nhận thấy không như phần gốc. Hiện vật bị sửa trên 60% không được gọi là nguyên bản. Di sản chúng ta đang có phản ánh chân thực cách mà ta ứng xử với di sản”.
Có thể rút lại danh hiệu “Bảo vật quốc gia” ?
Bảo vật quốc gia khi đã được công nhận, nhưng thực tế không đạt chuẩn, không xứng đáng thì vẫn có thể rút lại danh hiệu nếu muốn giữ uy tín cho chính những nhà nghiên cứu đầu ngành, cho thương hiệu quốc gia. UNESCO từng rút danh hiệu Di sản thế giới khi không còn xứng tầm. “Một hiện vật khi được công nhận bảo vật, giản đơn nhất là độc bản, toàn vẹn, hiếm có khó tìm, chứ bảo vật gì mà bể vỡ, hoặc còn đầy trong sưu tập khác thì e lại có tiêu cực. Mà nếu không tiêu cực, thì năng lực chuyên môn của người xét duyệt, đăng ký hồ sơ, người cấp giấy chứng nhận bảo vật… quá yếu”, nhà sưu tập cổ vật Trần Việt Trương ý kiến.
(còn tiếp)
Theo Phong An (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.