"Hoa mắt" với tiền đóng đầu năm học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhiều phụ huynh Trường Mầm non Đak Krong (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa, Gia Lai) và Trường THPT Nguyễn Thái Học (huyện Chư Pưh) tỏ thái độ không đồng tình với một số khoản tiền mà nhà trường dự kiến sẽ thu, nhất là tiền xã hội hóa.
Sau 2 cuộc họp phụ huynh đầu năm học 2019-2020, nhiều người có con theo học tại Trường Mầm non Đak Krong lo lắng, bức xúc với các khoản tiền mà nhà trường dự kiến sẽ thu. Có phụ huynh đã phản ứng bằng cách đăng tải lên mạng xã hội bản kế hoạch thu tiền đầu năm học mà nhà trường xây dựng để kêu gọi đóng góp với tổng số tiền khoảng 2 triệu đồng/học sinh, gồm: 200 ngàn đồng tiền xã hội hóa, 300 ngàn đồng tiền mua đồ dùng bếp phục vụ bán trú, 143 ngàn đồng tiền mua đồ dùng phục vụ bán trú, 100 ngàn đồng tiền đồ dùng đi thi… Một phụ huynh (xin giấu tên) có con đang học tại trường này cho biết: “Trong buổi họp phụ huynh, Ban Giám hiệu trực tiếp thông báo các khoản tiền cụ thể phải đóng. Nhiều phụ huynh bức xúc nhưng sợ nói ra thì con cái bị trù dập. Tính sơ sơ, mỗi phụ huynh phải đóng khoảng 600 ngàn đồng tiền xã hội hóa để đổ bê tông sân trường, xây vườn cổ tích, mua đồ dùng nhà bếp”.
 Trường Mầm non Đak Krong (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa). Ảnh: N.T
Trường Mầm non Đak Krong (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa). Ảnh: N.T
Theo bà Lô Thị Nguyên-Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh Trường Mầm non Đak Krong cho hay: “Năm nay trường đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia và tổ chức bán trú nên ngoài kinh phí Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường có kêu gọi phụ huynh đóng thêm nhiều khoản tiền. Trong cuộc họp phụ huynh thì các cô có đọc một tờ giấy ghi các khoản tiền đóng góp, có người đã chụp hình lại. Sau khi có một số phụ huynh thắc mắc, nhà trường đã thay đổi một vài khoản tiền sẽ thu”-bà Nguyên nói. Còn cô Phạm Thị Ngự-Hiệu trưởng nhà trường thì cho biết, kế hoạch xã hội hóa của trường đã được sự đồng ý của UBND xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tương tự, nhiều phụ huynh Trường THPT Nguyễn Thái Học cũng tỏ thái độ không đồng tình sau khi giáo viên chủ nhiệm thông báo các khoản tiền dự kiến sẽ thu đầu năm học gồm: khuyến học 150 ngàn đồng, quỹ phụ huynh 150 ngàn đồng, xã hội hóa 200 ngàn đồng, giấy photocopy, giấy kiểm tra 150 ngàn đồng… “Một số khoản thu lớn quá. Trường này có khoảng 1.500 học sinh, nếu phụ huynh nào cũng đóng theo số tiền mà nhà trường, hội cha mẹ học sinh đưa ra thì nhiều lắm. Trong khi đó, người dân trên địa bàn huyện Chư Pưh đang gặp khó khăn”-một phụ huynh tên T. chia sẻ. Khi chúng tôi đưa bức hình chụp lại các khoản tiền dự kiến thu của nhà trường, thầy Ngô Xuân Tiến-Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Học xác nhận là đúng. 
Làm việc với chúng tôi, ông Vũ Đăng Tuấn-Chủ tịch UBND xã Đak Krong đã xác nhận việc một số phụ huynh Trường Mầm non Đak Krong phản ứng với nhiều khoản tiền dự kiến phải đóng. Ông Tuấn thông tin: “Nhà trường đã xây dựng kế hoạch xã hội hóa rồi trình cho xã. Khi nhà trường xây dựng kế hoạch thì có người chụp hình rồi đăng lên mạng xã hội Facebook. Phó Chủ tịch UBND xã đã làm việc với trường và yêu cầu tạm dừng việc xã hội hóa này”. 
Còn ông Nhữ Văn Hưng-Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đak Đoa-cho biết: “Xã hội hóa giáo dục là tùy theo tấm lòng hảo tâm của phụ huynh chứ không được áp đặt mức thu cụ thể từng người. Ai có thì đóng góp, ai không có thì thôi. Còn đối với việc mua đồ dùng bán trú cho các cháu là sự thỏa thuận giữa trường và phụ huynh. Trường Mầm non Đak Krong đã trình kế hoạch xã hội hóa nhưng chưa thu tiền gì cả. Nếu có phụ huynh phản ứng về việc này, Phòng sẽ chỉ đạo tạm dừng”.
Liên quan đến các khoản thu xã hội hóa tại Trường THPT Nguyễn Thái Học, bà Đinh Thị Hoan-Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Chư Pưh-cho hay: Nhà trường đã có tờ trình về việc xin chủ trương xã hội hóa để hoàn thiện nhà để xe học sinh và sửa chữa nhà vệ sinh năm học 2019-2020. Hiện UBND huyện chỉ đạo nhà trường cần có báo cáo cụ thể các nội dung thực hiện những công trình nói trên.
 NGUYỄN TÚ

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.