Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 915/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối tượng áp dụng là các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân (người sản xuất). Phạm vi áp dụng trên diện tích đất trồng lúa chuyển sang trồng bắp, ở các vụ trong năm từ  vụ Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019 tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Người sản xuất thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp được Ủy ban nhân dân xã xác nhận: Thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa các vụ trong năm từ vụ Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019; diện tích chuyển đổi được hỗ trợ phải nằm trong quy hoạch (hoặc kế hoạch) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc chuyển đổi đáp ứng các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mức hỗ trợ một lần không quá 3 triệu đồng/1 ha chi phí về giống ngô để chuyển đổi.

Về cơ chế hỗ trợ, đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí; đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

Ngoài chính sách hỗ trợ trên, ưu tiên thực hiện một số chính sách để thực hiện hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp. Cụ thể, chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo, xây dựng mô hình trình diễn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp trên đất trồng lúa theo Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC- BNN ngày 15-11-2010 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14-11-2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.