Hiểu đúng về vi khuẩn H.P để phòng ngừa biến chứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày (ảnh), là nguyên nhân chính gây ra viêm, loét dạ dày - tá tràng. Đây cũng là tác nhân gây ung thư dạ dày - loại ung thư nguy hiểm thường gặp ở nước ta.

Ảnh: SHUTTERSTOCK
Ảnh: SHUTTERSTOCK
PGS-TS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết tại VN tỷ lệ nhiễm H.P ở người lớn chiếm tới hơn 70%. Vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm thông qua đường ăn uống, trực tiếp qua nước bọt của người bệnh...
Dù H.P có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nhưng không phải người nào bị nhiễm H.P cũng sẽ diễn tiến xấu. Điều này phụ thuộc vào yếu tố di truyền, độc tính của chủng loại H.P và chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Nhiều trường hợp nhiễm H.P ở dạng tiềm ẩn, ổn định, không gây ra triệu chứng, nhưng người bệnh lại quá lo lắng dẫn đến tốn kém trong điều trị, gây nhiều tác dụng phụ không cần thiết. Những trường hợp này chỉ cần theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Theo PGS-TS Bùi Hữu Hoàng, trong trường hợp vi khuẩn H.P gây các biểu hiện lên dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu hoặc đau vùng thượng vị, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Nếu kết quả dương tính với H.P thì nên tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời tầm soát những người trong gia đình hoặc người tiếp xúc gần với người nhiễm để phát hiện và điều trị nhằm phòng ngừa lây nhiễm.
Các thuốc điều trị H.P thường có nhiều tác dụng phụ và cách sử dụng khác nhau, vì vậy người bệnh cần được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc thật kỹ càng, chi tiết. Ngay khi xuất hiện tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, tiêu lỏng, đắng miệng..., người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phác đồ phù hợp. Không tự ý bỏ thuốc làm ảnh hưởng kết quả điều trị, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
PGS-TS Bùi Hữu Hoàng khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh do H.P gây ra, người dân nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh ăn uống như ăn chín - uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện chương trình tư vấn “Hiểu và điều trị đúng vi khuẩn H.P để phòng ngừa các biến chứng”, theo dõi tại kênh YouTube của bệnh viện: http://bit.ly/hieuvadieutridungHP 
Theo N.P (TNO)

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.