Hết năm 2017 chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng thủ công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nội dung được đề cập tại Quyết định số 736/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quy định về lộ trình chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng, lò Hoffman trên địa bàn và kế hoạch tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2020.

 Các công trình xây dựng vẫn còn phổ biến việc sử dụng gạch đất sét nung. Ảnh: T.N
Các công trình xây dựng vẫn còn phổ biến việc sử dụng gạch đất sét nung. Ảnh: T.N

Theo đó kể từ ngày 30-12-2017 chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất đến 30-12-2018 đối với lò đứng liên tục. Đến 30-12-2018 phải chấm dứt hoạt động đối với lò sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Không cho phép đầu tư và cấp phép, nâng cấp, xây dựng mới đối với lò sử dụng nhiên liệu đốt là phế liệu nông nghiệp. Các dự án đã đuợc phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư bắt buộc phải chuyển sang đầu tư bằng công nghệ lò Tuynel hoặc sản xuất gạch không nung. Cho phép tồn tại đối với nhà máy gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lò vòng cải tiến (lò Hoffman) với nhiên liệu đốt là phế liệu nông nghiệp như: vỏ trấu, mùng cưa, củi cành cao su... và phải có nguồn đất sét được khai thác hợp pháp nhưng đến năm 2020 phải chấm dứt hoạt động.

Đối với lò Tuynel, cho phép đầu tư mới hoặc chuyển đổi từ lò đứng liên tục, lò vòng sang sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò Tuynel có công suất dây chuyền tối thiểu 10 triệu viên/năm, có nguồn nguyên liệu đất sét được khai thác hợp pháp, có công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, khuyến khích tận dụng được phế thải công nghiệp, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Đối với các nhà máy gạch sử dụng công nghệ lò Tuynel hiện có, tiếp tục đầu tư hoàn thiện và cải thiện công nghệ để giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, tiết kiệm tài nguyên.

Về kế hoạch tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung (VLXDKN) đến năm 2020, thực hiện theo định hướng tăng tỷ lệ VLXDKN trong công trình xây dựng theo thể tích khối xây. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách và vốn nhà nước ngoài ngân sách, trên địa bàn TP. Pleiku, các công trình xây dựng khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công phải sử dụng tối thiểu 70% VLXDKN. Sau năm 2017 mỗi năm tăng tỷ lệ sử dụng thểm 10%, định hướng đến năm 2020 TP. Pleiku sử dụng 100% VLXDKN. Ở các huyện, thị xã, các công trình xây dựng khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công phải sử dụng tối thiểu 50% VLXDKN. Sau năm 2017, mỗi năm tăng tỷ lệ sử dụng thêm 10%, định hướng đến năm 2022, các huyện, thị xã phải sử dụng 100% VLXDKN. Đối với các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vôn, sử dụng tối thiểu 50% VLXDKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây) đồng thời khuyến khích sử dụng VLXDKN trong các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, khu vực đô thị, số tầng...

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thị xã ,thành phố theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của nội dung Quyết định này để tổ chức triển khai thực hiện.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null