Hé lộ thời điểm trong ngày có 80% nguy cơ xảy ra đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu mới chỉ ra, vào khoảng thời gian nhất định trong ngày bạn có nguy cơ xảy ra đột quỵ cao tới 80% so với khung giờ khác.

Buổi sáng là khung thời gian thường xảy ra nguy cơ đột quỵ cao hơn các khung giờ khác trong ngày. Ảnh: AFP
Buổi sáng là khung thời gian thường xảy ra nguy cơ đột quỵ cao hơn các khung giờ khác trong ngày. Ảnh: AFP
Theo Best Life, đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não của bạn bị tắc nghẽn. Não bị thiếu ôxy và chất dinh dưỡng gây hậu quả tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.
Có rất nhiều dạng đột quỵ, phổ biến nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, ngoài ra còn có đột quỵ do huyết khối, tắc mạch hoặc xuất huyết, do thiếu máu thoáng qua.
Thời điểm trong ngày có nguy cơ cao xảy ra đột quỵ
Hiệp hội Tim mạch Mỹ công bố kết quả một nghiên cứu gần đây về đột quỵ cho thấy, một người có nguy cơ bị đột quỵ trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm cao hơn gần 80% so với thời gian còn lại trong ngày. 
Trong khoảng từ 6h sáng đến 12h trưa, tất cả các loại đột quỵ có xu hướng tăng 49%, tương đương với mức tăng 79% so với nguy cơ bình thường của 18 giờ còn lại trong ngày.
Ngược lại, nhóm nghiên cứu nhận thấy số lần đột quỵ xảy ra từ nửa đêm đến 6 giờ sáng giảm 35% so với 18 giờ khác trong ngày.
Các nhà nghiên cứu lý giải, nguy cơ đột quỵ tập trung vào khung giờ buổi sáng là minh chứng cho ''sự thay đổi trong chu kỳ sinh học'', có nghĩa là nguy cơ đột quỵ thay đổi dựa trên sự thay đổi nhịp sinh học chu kỳ 24h giờ của cơ thể.
Nguy cơ khác nhau giữa các dạng đột quỵ
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, một số dạng đột quỵ có sự thay đổi chu kỳ sinh học hơn những dạng khác, nhưng nhìn chung, tất cả các dạng đều có nguy cơ cao xảy ra vào buổi sáng. 
''Dữ liệu vẫn rất nhất quán giữa các dạng đột quỵ khác nhau và chỉ ra rằng, đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết và thậm chí là các cơn thiếu máu thoáng qua, nguy cơ xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12h trưa lần lượt là 89%, 52% và 80% - cao hơn đáng kể so với mức trung bình" - nhóm nghiên cứu viết.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là dạng đột quỵ phổ biến nhất. Ảnh: AFP
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là dạng đột quỵ phổ biến nhất. Ảnh: AFP
Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Cerebrovascular Diseases cũng từng chỉ ra nguy cơ đột quỵ là khác nhau tùy thuộc bạn đang làm việc hay nghỉ ngơi.
Chẳng hạn, dạng đột quỵ phổ biến nhất do thiếu máu cục bộ thường tập trung đỉnh điểm từ 6h đến 8h sáng trong ngày làm việc nhưng lại chuyển sang khung giờ 8h đến 10h sáng đối với ngày nghỉ.
Các nhà khoa học lưu ý, đột quỵ xảy ra thường xuyên hơn trong khoảng 2h sau khi tỉnh dậy so với bất kỳ thời gian nào khác trong ngày.
Biện pháp ngăn ngừa đột quỵ vào buổi sáng
Theo các chuyên gia, huyết áp cao được coi là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra đột quỵ nên điều chỉnh huyết áp là chìa khóa để ngăn ngừa đột quỵ.

Uống một viên thuốc huyết áp trước khi đi ngủ là cách tốt để giảm nguy cơ đột quỵ vào buổi sáng. Ảnh: AFP
Uống một viên thuốc huyết áp trước khi đi ngủ là cách tốt để giảm nguy cơ đột quỵ vào buổi sáng. Ảnh: AFP
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu kết luận rằng, uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ có thể giúp giảm một nửa nguy cơ đột quỵ. Biện pháp này cũng giúp giảm 34% nguy cơ đau tim và 42% nguy cơ suy tim.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị không thể áp dụng cho tất cả mọi người, do đó, bạn cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất và phù hợp nhất.
BẢO CHÂU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.