Xã hội

Infographic Hậu trường của nghề báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Đằng sau mỗi khoảnh khắc, mỗi câu chuyện được kể lại là hành trình lặng thầm nhưng đầy nhiệt huyết của người làm báo. Những bức ảnh dưới đây chỉ là lát cắt nhỏ trong hành trình ấy-hé lộ hậu trường vất vả nhưng thú vị của những người “đi tìm sự thật”.

Dù tác nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, từ những bản làng xa xôi đến các lễ hội đặc sắc, từ đỉnh núi cao hay trong thăm thẳm rừng già, từ những hội nghị tưởng chừng tẻ nhạt nhưng luôn căng não... những người làm báo luôn mang trong mình một sứ mệnh: ghi lại điều đang diễn ra để không thông tin nào bị bỏ quên trong dòng chảy đời sống.

2.jpg
Phóng viên Báo Gia Lai phỏng vấn Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ trên đỉnh núi Chư Nâm
3-cum-anh-2.jpg
Phải mang theo máy móc, thiết bị leo lên đỉnh núi Chư Nâm cao 1.472m, các phóng viên còn luôn phải "đi trước đón đầu" để kịp ghi lại những hình ảnh của lãnh đạo tỉnh trong một chuyến công tác
duong-len-dinh-kon-ka-kinh-qua-dong-suoi-nho-1.jpg
Phóng viên (giữa) trên hành trình chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh-cung đường trekking khó nhất trong các điểm đến của Vườn quốc gia.
tu-nhung-dem-ngu-giua-man-suong-phu-cho-den-bua-com-voi-giua-lung-chung-nui-tinh-than-xe-dich-la-hanh-trang-khong-the-thieu-cua-nguoi-lam-bao-du-lich.jpg
Từ những đêm ngủ giữa màn sương phủ cho đến bữa cơm vội giữa lưng chừng núi, tinh thần xê dịch là hành trang không thể thiếu của người làm báo. Trong ảnh: nữ phóng viên Báo Gia Lai trong chuyến tác nghiệp tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Để ghi lại những khoảnh khắc chân thật, câu chuyện lay động, hình ảnh chạm đến cảm xúc bạn đọc, những người làm báo không tránh khỏi những rủi ro, hiểm nguy khi tác nghiệp.

1.jpg
Phóng viên bị một "ma bùn" ném trúng khi tác nghiệp tại lễ bỏ mả của người Jrai ở huyện Chư Păh
img-3688.jpg
Một nữ phóng viên "đài huyện" giữ khoảng cách an toàn khi tác nghiệp trong đại dịch Covid-19

Để có được những câu chuyện văn hóa và đời sống gần gũi, chân thực, người làm báo luôn sẵn sàng dấn thân, có mặt mọi lúc, mọi nơi.

4-cum-anh-2.jpg
Phóng viên ghi lại hình ảnh đời sống của đồng bào cùng sâu, vùng xa
5-cum-anh-3.jpg
Phỏng vấn nghệ nhân tại Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) về làm du lịch dựa vào cộng đồng
6-cum-anh-3.jpg
Phóng viên tác nghiệp tại lễ hội của người Bahnar tại huyện Kông Chro
cum-anh-3-phong-vien-hoang-ngoc-tac-nghiep-tai-le-po-thi-o-xa-ia-ka-huyenk-chu-pah.jpg
Luôn lắng nghe, ghi chép những thông tin, câu chuyện để kể lại cho bạn đọc
10-cum-anh-3-8650.jpg
Một nữ phóng viên của Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao huyện Krông Pa-vùng đất xa nhất tỉnh đang tác nghiệp trong vườn điều của một hộ dân. Phóng viên "đài huyện” thường phải kiêm luôn vai trò quay phim và biên tập nội dung
img-9234.jpg
Người làm báo luôn có mặt mọi lúc, mọi nơi, tác nghiệp trên mọi địa hình hay điều kiện thời tiết bất lợi. Trong ảnh: phóng viên Kim Ngân- Báo Gia Lai tác nghiệp bên suối Tơ Tung (huyện Kbang)
dscf7725.jpg
Tác nghiệp tại lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya-một sự kiện văn hóa thường niên để kích cầu du lịch

Báo chí không chỉ là chuyện hiện trường mà còn có nhiều chuyện hậu trường. Trước mỗi bài viết là hàng giờ tìm hiểu, lên ý tưởng, qua các khâu biên tập và nhiều cuộc họp trao đổi chuyên môn. Người làm báo cũng nhanh chóng cập nhật công nghệ để hỗ trợ công việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc.

11-cum-anh-4-lanh-dao-phong-vien-phong-chinh-tri-xa-hoi-trao-doi-kien-thuc-ve-chuyen-doi-so-bao-chi.jpg
Lãnh đạo, phóng viên Phòng Văn hóa-Giải trí của Báo Gia Lai trao đổi kiến thức về chuyển đổi số báo chí

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.