Hành trình san sẻ yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong vài năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông, nhất là các trang mạng xã hội, xuất hiện một cái tên gây sự chú ý đặc biệt và vô cùng ngưỡng mộ của hàng triệu người, mà phần đông là giới trẻ, đó là Quang Linh Vlogs.

Từ chàng trai nghèo đến Youtuber nổi tiếng

Theo những thông tin mà người viết có được, Quang Linh Vlogs tên đầy đủ Phạm Quang Linh (sinh năm 1997 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Trưởng thành trong một gia đình nông dân bình thường ở vùng quê nghèo Nghệ An, sau khi hoàn thành chương trình phổ thông trung học, Linh xin đi xuất khẩu lao động nước ngoài và điểm đến là Angola, một đất nước xa xôi, lạ lẫm ở châu Phi, chỉ với lý do mà rất nhiều bạn trẻ thường hay suy nghĩ và mong muốn: khám phá một vùng đất mới và cuộc sống của con người nơi đó.

Với sức trẻ của lứa tuổi mười tám, đôi mươi, Quang Linh mang trong mình nhiệt huyết và tràn đầy nhựa sống, bắt đầu với công việc của một người lao động phổ thông bình thường là phụ hồ. Trong quá trình lao động, nắm bắt nhu cầu của thực tế, Linh bắt đầu thử thách với đủ các nghề: làm nước đá, kinh doanh giày dép, bán quần áo... để trang trải cuộc sống thường ngày và tích cóp gởi về phụ giúp gia đình.

Quang Linh (bìa trái) hướng dẫn người dân châu Phi trồng hoa màu và thu được thành quả.

Quang Linh (bìa trái) hướng dẫn người dân châu Phi trồng hoa màu và thu được thành quả.

Cũng như bao bạn trẻ khác khi mới đến nơi đất khách quê người, còn nhiều lạ lẫm và vô cùng vất vả nên thời gian đầu Quang Linh cũng không tránh khỏi những lúc chạnh lòng, trăn trở và nỗi nhớ gia đình, quê hương. Nhưng may mắn là anh đã có những người bạn thân thiết, cùng chia sẻ những khó khăn, trở ngại và nhiệt tình giúp đỡ anh rất nhiều trong cả công việc cũng như cuộc sống thường ngày.

Rồi một trong những điểm nhấn để tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời để từ một anh phụ hồ lo ăn từng bữa, Quang Linh nhanh chóng trở thành một Youtuber gây bão mạng xã hội với nhiều hoạt động vô cùng đa dạng, thú vị khi kể về công việc của mình và các bạn đang làm, việc hoạt động thiện nguyện hướng về cộng đồng ở một miền quê của đất nước châu Phi đang còn nhiều gian nan, nghèo khó trăm bề.

Cơ duyên đến với Youtube của Quang Linh bắt nguồn từ việc mong muốn làm các video để lưu lại những khoảnh khắc đời thường của mình và những người bạn ở Angola. Đặc biệt, chính sự hiếu khách và thân thiện đến tuyệt vời của người dân bản địa đã giữ chân Linh và bạn bè ở lại nơi này dù có thời điểm Covid-19 ngày càng phức tạp, căng thẳng. Chàng trai trẻ cùng các bạn trong nhóm của mình bỏ tiền túi để hỗ trợ những nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, khoan giếng nước ngọt, làm kênh dẫn nước về những cánh đồng khô cằn, hướng dẫn cho người dân học cách làm nông nghiệp và hỗ trợ cho nhiều trẻ em được đến trường đi học...

Đồng thời anh và các bạn còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa như dạy hát các bài hát về Việt Nam, tặng cho các thiếu nữ bản địa những bộ áo dài truyền thống Việt Nam, nấu những món ăn thuần Việt để quảng bá về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam... Chính những nghĩa cử cao đẹp, thân thiện và bình dị đó đã giúp Quang Linh và các bạn nhanh chóng chiếm trọn sự quan tâm của cộng đồng dân cư bản địa cũng như đông đảo cư dân mạng khi xem Youtube.

Thật đến ngỡ ngàng, chỉ sau một thời gian, kênh Youtube do Quang Linh phát triển mang về những kết quả vô cùng ngưỡng mộ khi đạt đến nút vàng và hiện đang có hơn 3,7 triệu lượt đăng ký. Đây là một con số đáng kính nể. Không những vậy, theo trang Social Blade thống kê, thu nhập hằng năm của chàng trai này từ kênh Quang Linh Vlogs - Cuộc Sống ở châu Phi có thể dao động từ 65.000 USD đến 780.000 USD (1,4 tỷ đến 14,7 tỷ đồng). Kênh Nông nghiệp Việt Nam ở châu Phi thì dao động từ 3.200 USD đến 50.900 USD (744 triệu đến 1,1 tỷ đồng).

Gieo mầm yêu thương

Đáng trân trọng hơn nữa là sau khi kênh YouTube Quang Linh nhận được nhiều sự yêu mến, bản thân thì dần trở nên nổi tiếng, nguồn thu nhập tăng lên, Quang Linh không hề giữ cho riêng mình. Anh sử dụng chính số tiền ấy để tổ chức các hoạt động từ thiện từ nhỏ nhặt như mua thức ăn, quần áo, thực phẩm tặng cho người dân bản địa đến những việc to lớn hơn như khoan giếng, xây nhà tình thương, sửa trường, giúp người dân châu Phi ở nơi anh sống có công ăn việc làm, phát triển cộng đồng.

Trước sự ủng hộ của đông đảo mọi người, nam Youtuber Quang Linh bộc bạch trong một lần chia sẻ cùng truyền thông nước ta khi trở về Việt Nam thăm gia đình một cách khiêm tốn rằng: “Mình cảm thấy bất ngờ khi có một lượng lớn khán giả theo dõi và đồng hành suốt một thời gian dài. Mình không nghĩ những việc làm nhỏ bé của mình lại được nhiều khán giả hưởng ứng tích cực như vậy”.

Tuy nhiên, làm Youtube không phải là công việc chính của Quang Linh. Hiện Quang Linh đã mua tới 14ha đất hoang để cải tạo làm trang trại nông nghiệp tại Angola. Mong muốn lớn nhất của Quang Linh là sẽ gầy dựng được nông trại lớn nhất trong vùng, trồng nhiều nông sản như: ngô, lúa, hành, rau củ... và chăn nuôi cừu, dê. Quang Linh dành nhiều tâm huyết, đầu tư một cách bài bản cho trang trại khi đưa cả máy cắt cỏ từ Việt Nam sang để dọn dẹp, canh tác nhanh hơn, hiệu quả hơn. Sau một thời gian “cày cuốc”, hiện tại nông trại của Quang Linh đã lên xanh với các loại rau và nhiều loại nông sản khác như chuối, ngô, khoai, hành... Ngoài ra, Quang Linh còn tổ chức nuôi dê và xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn tại vùng đất vốn hoang hóa, cằn cỗi này.

Quyết tâm đó của Quang Linh là để cho người dân nơi đây có lương thực, thực phẩm, có kiến thức về nông nghiệp, để tự nuôi trồng nhằm từng bước bảo đảm nguồn cung để quanh năm không bị tình trạng thiếu đói đe dọa. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người bản địa, hướng dẫn các kỹ thuật trồng, trả lương mà Quang Linh còn có chính sách chia đều những lợi nhuận thu được. Như có những thành quả cuối vụ, sản lượng ngô, khoai tây... Quang Linh sẻ chia những nông sản này về tay bà con. Cách làm này giúp cho người dân được hỗ trợ thực tế, trực tiếp, tạo sự gắn kết.

“Nhà ngoại giao nhân dân” trẻ tuổi

Các hoạt động của Quang Linh đã được chính quyền địa phương hết sức đồng tình, ủng hộ và ca ngợi. Cuối tháng 8-2023, Đại sứ Việt Nam tại Angola Dương Chính Chức và đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã đến tận trang trại Linh tham quan và hết lời ca ngợi những nỗ lực không mệt mỏi của Linh và các bạn đã và đang tạo dựng tại vùng đất này.

Đại sứ Dương Chính Chức gửi gắm đến Quang Linh và các bạn: “Vào tận sâu trong này mà tạo dựng cơ ngơi ra được như thế quả thực các em đã cố gắng, quyết tâm rất nhiều, rất đáng trân trọng. Đây không phải là điều mà ai cũng làm được... Ai cũng có tấm lòng tốt thiện nguyện thực chất thế này thì rất đáng trân quý. Ở đây nếu không quyết tâm thì khó mà làm được. Những việc thiết thực như vậy mới đi sâu vào thực tế cuộc sống người dân, gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước. Tôi nghĩ người Việt Nam nào đến đây cũng đều có cảm giác tự hào về các em”.

Nói đôi nét về Quang Linh Vlogs như vậy, người viết muốn đề cập đến một vấn đề rộng lớn hơn mà thông qua hình mẫu này cũng như hàng vạn hình mẫu khác đã và đang diễn ra để các bạn trẻ nước ta có thể cùng suy nghĩ nhằm tạo dựng chỗ đứng cho mình trong xã hội một cách quyết đoán, tự tin và phù hợp với hoàn cảnh thực tế nếu mình có đủ nghị lực trong cuộc sống. Quang Linh không đi thi vào đại học như nhiều bạn trẻ khác sau khi học hết bậc phổ thông mà lại chọn con đường lao động phổ thông, để tìm cho mình một việc làm phù hợp, trước hết là tự nuôi mình, sau đó là có thể trợ giúp gia đình, và xa hơn là cho cộng đồng, dù rằng công việc vô cùng gian nan vất vả nhưng lại rất gần gũi với miền quê nơi anh sinh ra.

Rồi cũng từ đó, thông qua sự lao động cần cù, sáng tạo đã hiện lên trong suy nghĩ và hành động để Quang Linh nhanh chóng trở thành một “ngôi sao” trong nhiều lĩnh vực, đó là: nhà doanh nghiệp, khi làm nước đá, kinh doanh giày dép, buôn bán quần áo và nay còn là phó chủ tịch của một thương hiệu nước hoa; là chủ trang trại, khi anh có trong tay hàng chục ha đất để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và gia súc và là chủ YouTube, “đình đám” với những “sản phẩm” rất đời thường nhưng vô cùng chân thật và hấp dẫn đã thu hút hàng triệu triệu người đăng ký...

Nhưng có lẽ, trong tất cả những gì Quang Linh đã có được như ngày hôm nay, đó chính là phẩm cách tuyệt vời của một chàng trai Việt Nam rất mẫu mực. Anh đã bước đầu thành công trong việc quảng bá hình ảnh một công dân Việt Nam đầy ấn tượng, một chàng trai Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo và đã tận tâm với người dân nơi anh lao động, nơi anh khởi nghiệp. Đặc biệt anh đã nghiễm nhiên trở thành sứ giả, một “nhà ngoại giao nhân dân” trẻ tuổi xuất sắc khi đem đến cho cộng động dân cư Angola xa xôi về hình ảnh một con người Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đầy nhân ái; một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hòa bình và một nền văn hóa vô cùng phong phú.

Link bài gốc: https://www.baodanang.vn/phongsu-kysu/202309/hanh-trinh-san-se-yeu-thuong-3956323/

Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Nạn mua bán người gây ra những hậu quả không thể đo đếm được khi tước đoạt tương lai, cuộc sống và để lại nỗi đau tận cùng cho nạn nhân, gia đình họ cùng nhiều người khác. Thấu hiểu nỗi đau đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và cả hệ thống chính trị quyết liệt đấu tranh với loại tội phạm này. Luật Phòng, chống mua bán người sau hơn 10 năm được Quốc hội thông qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, có ý nghĩa chính trị cả về đối nội, đối ngoại và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trước vấn nạn nhức nhối cần loại bỏ.
Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Con chó Sóc có màu lông xám pha trắng giống màu gấu trúc, còn con chó Bẹc có lông vàng pha đen. Cả 2 con không phải vật lộn để sinh tồn như con chó Ca Dăng trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn James Oliver Curwood. Cả 2 con phải quen với mùi hương mới, khi sự đổi thay lan khắp vùng cao xã Ga Ri (Tây Giang).
Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Họ cũng muốn được quây quần bên mâm cơm tối cùng gia đình, được ngủ say trên chiếc giường có chăn ấm, nệm êm. Nhưng cuộc mưu sinh không cho họ lựa chọn nào khác. “Nghề của mình như vậy, đã đâm lao thì phải theo lao. Đời mình không sướng được thì cố để con cháu được sướng thay mình”, chị Lợi, một người bán hàng rong ở bờ hồ Hoàn Kiếm tâm sự...
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ cuối: Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ cuối: Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở An Khê

(GLO)- Tháng 10-1945, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy Trung Kỳ, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở tỉnh Gia Lai được thành lập, gồm 9 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Đường làm Bí thư. Sự kiện này đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển của phong trào cách mạng ở địa phương. Chi bộ cũng là Ban vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai sau này.
Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Từ một người khuyết tật, chị Nguyễn Thị Huyền đến từ Đắk Nông không ngừng nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống, tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ: “Đẹp không chỉ ở nhan sắc, đi không chỉ nhờ đôi chân, chim cánh cụt vẫn có thể bay nếu chúng ta đủ niềm tin và nghị lực”.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

(GLO)- Trước khí thế sôi sục của Nhân dân từ nông thôn đến thành thị trên cả nước đang vùng lên như nước vỡ bờ, Tri huyện Tân An Phan Sĩ Sàng đã bỏ trốn; quân đội Nhật lặng lẽ rút khỏi An Khê. Đoàn Thanh niên Chấn Hưng cử anh Trần Thông cùng một số thanh niên cốt cán vào Đồn Bảo an gặp Đội Kiệt để giải thích hiện trạng đất nước, địa phương và đề nghị giải giáp vũ khí, giải tán lính Bảo an ở huyện lỵ.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Rước rể

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

(GLO)- Trước khi qua đời, ông Đỗ Hằng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê (tỉnh Gia Lai) đã gửi cho chúng tôi tập tài liệu về Anh hùng Đỗ Trạc-người có công khai sáng, mở đường đầu tiên cho phong trào cách mạng An Khê với di nguyện là: Hãy viết một tập ký về người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp trên đất An Khê. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chấp bút, đến nay, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành tập truyện ký về cuộc đời người con của quê hương An Khê, xin trích đăng một phần giới thiệu cùng bạn đọc.