Hành trình đi tìm hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Frédéric Lenoir bày ra cho người đọc những con đường dẫn đến hạnh phúc. Mỗi người có một con đường của mình, phải tự tạo ra hạnh phúc.
"Hạnh phúc là gì?". Câu hỏi mà ai cũng đi tìm câu trả lời cho mình, cũng đã có muôn hình vạn trạng đáp án nhưng nhân loại cứ mãi loay hoay tìm kiếm. Khởi đi từ nghi vấn đó, triết gia Frédéric Lenoir đã viết nên tác phẩm "Đi tìm hạnh phúc - Một hành trình triết học" (Phạm Danh Việt dịch) nhằm tìm lối đi để hướng gần đến hạnh phúc.
Nỗi băn khoăn triết học
Triết gia Pháp thời Khai sáng, Voltaire, từng nói: "Tôi từng tự nhủ hàng trăm lần rằng tôi sẽ hạnh phúc nếu tôi cũng khờ khạo như bà hàng xóm của tôi, tuy vậy, tôi lại không muốn hạnh phúc như thế". Còn triết gia Hy Lạp cổ đại Aristole nói rằng: "Không hạnh phúc nào không đi cùng sự sung sướng". Kể từ thời cổ đại, hạnh phúc vừa là khát khao, vừa là bí ẩn của nhân loại. Một câu hỏi giản dị trở thành nỗi băn khoăn triết học giày vò con người suốt hàng ngàn năm. Mỗi người đưa ra cho mình một chuẩn mực hạnh phúc, để rồi tranh cãi nhau vì những đối lập trong quan điểm thế nào là hạnh phúc.
 Cuốn “Đi tìm hạnh phúc - Một hành trình triết học” xuất bản tại Việt Nam
Cuốn “Đi tìm hạnh phúc - Một hành trình triết học” xuất bản tại Việt Nam
Các triết gia thì thích nêu lý thuyết, nhà khoa học thì thích chứng minh bằng các con số. Nhưng ngay cả khi có công thức tính, dựa trên chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI) do NEF (New Economics Foundation) công bố, dựa vào các số liệu của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã được đúc kết thành công thức (HPI = Chỉ số hài lòng với cuộc sống x tuổi thọ trung bình; EF = chỉ số dấu chân sinh thái) thì liệu các quốc gia có dám tuân theo để đạt đến hạnh phúc hay không? Và những người dân sống trong "quốc gia hạnh phúc" đó có phải đều có được hạnh phúc?
Bằng cách điểm lại những triết thuyết Đông - Tây, những tư tưởng của các triết gia từ cổ đại đến hiện đại nói về hạnh phúc, Lenoir muốn nói với chúng ta, thông qua "Đi tìm hạnh phúc", chính là lịch sử của một vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục tra vấn con người, đặc biệt là trong những thời điểm như lúc này, khi chúng ta đang sống trong những ngày đối diện với nỗi bất an do dịch bệnh.
Hướng tới hạnh phúc lan tỏa
Trong "Đi tìm hạnh phúc", Lenoir thử đi tìm câu trả lời ở thế giới hiện đại. Ông dành riêng một chương: "Tiền có làm nên hạnh phúc?" để chỉ ra những nghịch lý giữa của cải vật chất với hạnh phúc. Frédéric Lenoir hướng tới thứ hạnh phúc lan tỏa, hạnh phúc của bản thân mà không triệt tiêu hạnh phúc kẻ khác.
Điều Frédéric Lenoir mong muốn không phải một giải pháp tối hậu, ông không phủ định điều này hay khẳng định điều kia mà chỉ là bày ra cho chúng ta những con đường dẫn đến hạnh phúc. Bởi hạnh phúc không phải thứ có thể cho hay nhận, vay mượn hay hoàn trả. Mỗi người có một con đường của mình, phải tự tạo ra hạnh phúc.
Lenoir dẹp bỏ những ảo tưởng cho rằng tiền bạc, quyền lực, tình yêu… đồng nghĩa với hạnh phúc. Chính vào những thời khắc khó khăn như hôm nay, chúng ta cần thấm thía điều này. Cần nhớ rằng cuốn sách của Lenoir được khai sinh ở châu Âu, châu lục được xem giàu có, văn minh, hiện đại nhưng cũng đầy rẫy sự bất an, những hiểm họa đến từ thiên nhiên và cả con người.
Bằng sự dẫn dắt tài tình, kiến thức uyên bác mà vẫn nhuần nhị, tác giả đưa chúng ta qua từng trang sách không chút mệt mỏi. 

Frédéric Lenoir sinh năm 1962 tại Madagascar. Ông là nhà nghiên cứu triết học, nhà xã hội học, nhà văn, hiện sống tại Pháp; tác giả của hơn 50 cuốn sách bàn về lịch sử tôn giáo, tiểu luận triết học, xã hội học và cả sách hư cấu.
Nhiều tác phẩm của ông là cầu nối giữa nghiên cứu học thuật với tính đại chúng, được in với số lượng lớn và dịch ra nhiều thứ tiếng.

Theo HUỲNH TRỌNG KHANG (NLĐO) 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.