Hai phát hiện đột phá về khả năng miễn dịch SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện miễn dịch virus SARS-CoV-2 có thể kéo dài ít nhất một năm, thậm chí cả đời và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau tiêm chủng.
 
Hai nghiên cứu mới cho thấy, miễn dịch SARS-CoV-2 xua tan nỗi lo về hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Hai nghiên cứu mới cho thấy, miễn dịch SARS-CoV-2 xua tan nỗi lo về hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Kết quả hai nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ có thể giúp xoa dịu nỗi lo rằng hiệu quả bảo vệ trước virus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Hai nghiên cứu mới cho thấy, đa số người từng khỏi COVID-19 và sau đó được tiêm chủng sẽ không cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, có hai nhóm người nhiều khả năng cần tiêm chủng: Người đã được tiêm chủng nhưng chưa bao giờ mắc COVID-19 và số ít người nhiễm virus nhưng cơ thể không có phản ứng miễn dịch tốt.
Nghiên cứu đầu tiên đăng trên tạp chí Nature ngày 25.5. Theo kết quả nghiên cứu này, loại tế bào ghi nhớ SARS-CoV-2 (còn gọi là tế bào nhớ B) sẽ ở lại lâu trong tủy xương và sẽ sản xuất kháng thể khi cần.
Nghiên cứu thứ hai đăng trên BioRxiv phát hiện những tế bào B tiếp tục trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn trong ít nhất 12 tháng sau lần lây nhiễm ban đầu.
“Những kết quả này thống nhất với số nghiên cứu đang ngày một tăng cho thấy, phản ứng miễn dịch trước SARS-CoV-2 được hình thành qua lây nhiễm hoặc tiêm chủng có dấu hiệu sẽ tồn tại lâu dài” - nhà miễn dịch học Scott Hensley, Đại học Pennsylvania, Mỹ, người không tham gia 2 nghiên cứu mới, nhận định.
HẢI ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.