Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thượng tá Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Báo An ninh thế giới. Anh viết cả văn và thơ. Thơ anh tựa như những sợi mây trắng vu vơ giữa ngằn ngặt trời xanh nhưng lại rất có chủ ý, tứ rất rõ. Những gì mà văn xuôi không chuyển tải được, anh trút vào thơ, thứ thơ tinh cất nhưng lại vô cùng dung dị, giữa thị thành mà cứ nao nao chốn quê: “Neo quê còn mỗi mẹ già/Bốn tao nôi mỏng chia ra ba miền”. Nhưng ba miền ấy là ba miền bi tráng, ba miền lịch sử.

Từng là lính trước khi là nhà thơ, nhà báo, anh có sự chững chạc, từng trải, sự thâm trầm và tinh tế trong từng câu chữ và cao hơn là trách nhiệm với đời sống, với cộng đồng, với những điều lớn lao mà những người cầm bút chân chính hướng tới... “Thôi về vui với Thiên Cầm/Bao năm đi lạc ngủ nhầm nhà quan/Thôi về ẩn giữa đại ngàn/Rửa tai mà nhận oán than dân nghèo/Bão đời đã đủ gieo neo/Bão người mấy bận hồn treo cột buồm/Dù cho nắng núi mưa nguồn/Ngửa mặt nằm đếm chuồn chuồn đoán mưa/Phụ quê, quê phụ đã chừa/Bên kia hàng xóm cũng vừa... hồi quê”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Mẹ già neo lại đất quê

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Thế là chị lại sang sông

Về theo anh ấy là đồng đội cha

Neo quê còn mỗi mẹ già

Bốn tao nôi mỏng chia ra ba miền.


Cha giờ hóa nắng Điện Biên

Hai anh hóa cát Trị Thiên bời bời

Xòe tay mượn lửa mặt trời

Đốt mây gom khói gửi người còn xa.


Một chiều xứ Thanh

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Ta lại đến bơ vơ đền Độc Cước

Mơ xưa hoàng hạc trăng gầy

Biển cổ tích biển buồn như sỏi đá

Ai nghĩ ra Trống Mái để chờ nhau?


Sầm Sơn chuốt lại mi cong

Trường Lệ, lệ nay còn chảy?

Bao đền đài cung nữ về đâu?

Phủ Trịnh trả trời xanh cung kiếm cũ.


Bao giờ trở lại Lam Kinh

Người nhặt hộ ta viên ngói vỡ

Biết đâu về được ngày xưa

Dấu trong mặt buồn Thành Đá.


Không còn về kịp Nga Sơn

Để thương phận chàng Từ Thức

Gặp chi để rồi ngơ ngẩn

Chiều thu tiên vội về trời.


Một mình một biển một thuyền xa

Lạc trong chùa vắng một tiếng gà

Lạnh đã sang sông quàn cung cấm

Ta về sưởi ấm với tàn y.

Em có còn về kịp tháng ba xưa

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Em đâu về ủ ấm tháng ba

Rét nàng Bân người đi không trở lại

Hoa sưa trắng như một thời vụng dại

Mắt ai ne nép phía sau rèm.


Em có về ủ ấm tháng ba

Bến đò gầy chống sào chờ hoa gạo

Sông vẫn nước người xưa lau lách cũ

Ta thả trôi bao thề ước theo dòng.


Ở cuối nguồn em có vớt lên không?

Hay cứ để cho sông tìm ra biển

Những bão giông tháng ba này em biết

Sẻ ri về rét rụng dưới tàng cây.


Thôi gửi em thêm một nhánh mai gầy

Những ân ái ngày xa chiều bạt gió

Thôi gửi em những lời còn bỏ ngỏ

Một yêu thương lấp ló yếm đào.


Tháng ba về tháng ba về nữa không

Hay cứ thế mà theo sông biền biệt

Phía đầu nguồn trăng non hun hút gió

Em có còn về kịp tháng ba xưa?


Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.