Gương mặt thơ: Phan Đình Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Anh nguyên là Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học công nghệ (Bộ Công an), một nhà văn tên tuổi của văn đàn Việt. Một ngày đẹp, anh mail cho tôi tập bản thảo... thơ, nhờ đọc. Trời ạ, nó hay. Đọc, cứ hình dung một chàng trai vạm vỡ đương khỏa trần vật đất nơi bến sông để biến nó thành hoa, thành màu, thành sản vật. Thơ nồng nã hơi đất và lấm láp tình đời, tình người.

Những nhát cắt, những suy nghĩ, những liên tưởng, những cái nhìn của anh cứ rờ rỡ khiến người đọc bị hút vào. Anh trăn trở, anh hoài niệm, anh tiếc nuối... cứ như mình vừa mắc lỗi. Người ấy, thoát văn lại bị thơ mê dụ: “Tháng Giêng ơi tháng Giêng lất phất mưa tìm lộc biếc/Tháng Giêng seo seo làm anh lẩn mẩn buồn/Không biết có phải buồn kiểu... cho gà ăn thóc/Hay cửa sổ nhà cứ lấp lánh tháng Giêng ngoan”. Đọc những câu thơ tháng Giêng giữa tháng Giêng, ta thấy mình cũng như một giêng vậy, bao dung, đằm thắm và nõn nường.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.


Em đẹp như cây nến trong ngôi đền thiêng

Anh hẹn em một chiều nắng dịu tháng mười

bên ly cà phê vắng

con phố nhỏ quanh co những tán cây im lìm

im lìm như bức tranh.

Những tháng ngày lỡ hẹn và chờ mong

mong điều chẳng rõ ràng

em đẹp như cây nến thắp lên trong ngôi đền thiêng

anh thì ngắm và hoài niệm.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Những bước chân đời nào, em đã qua

những khó khăn đâu, em mới gặp

lặng lẽ nặng lên chờ đến ngày hoa trái

em bình thản như cây nến trong ngôi đền.

Quán vắng chỉ hai người

phải chăng thế giới là những gam màu

anh sẽ xin thượng đế điểm thêm những thanh âm

những thanh âm trái tim cùng lỗi...

Phố nhỏ quanh co nhiều tán cây lúp xúp

anh cùng em lặng lẽ

em đẹp như cây nến trong ngôi đền thiêng.

Tháng Giêng say

Ai ngấp nghé cuộc đời không còn nhìn như

nhìn đường chân trời nữa

Ông đồ ngắm anh nghi hoặc

Ông đồ gãi cằm ngẫm ngợi

Anh nhìn ông đồ như nhìn tấm vé xổ số

Ông đồ hỏi anh thích chữ Sang chữ Lộc hay chữ Phúc

Anh chỉ thích được yên mà không thuận

Ông đồ cười dài lặng lẽ phết nghiên.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Có thật tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc

Để chén rượu đầu xuân anh ngất ngưởng chẳng về

Rồi lại mon men cửa sổ nhòm cô láng giềng

Rồi mắt say quầng rót rượu rửa tay.

Tháng Giêng ơi tháng Giêng lất phất mưa tìm lộc biếc

Tháng Giêng seo seo làm anh lẩn mẩn buồn

Không biết có phải buồn kiểu... cho gà ăn thóc

Hay cửa sổ nhà cứ lấp lánh tháng Giêng ngoan.

Gió ơi

Gió có mỏi về miền chồng vợ

Chữ Thuận anh xin trên phố hôm rằm

Xuân đã thổi bao mùa rồi mình nên vất vả

Đắng cay anh trộn đắng cay em.

Miền hạnh phúc phải câu thơ trên giấy dó

Hay sợi tơ hồng thắm suốt mấy mươi năm

Nơi cửa sổ anh hay ngóng sang cô hàng xóm

Em liền treo Thuận cho anh bớt ngó nghiêng sao!

Đêm thức giấc giật mình nhìn ngoài hiên thắm lắm

Tháng Giêng về rủ anh ra đường

Tháng Giêng khiêu khích anh thèm thời trai trẻ

Dụ anh biết xuân đã chảy rồi, tách nẩy tích, tắc, non.

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null