Gương mặt thơ: Hoàng Thiên Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chị Hoàng Thiên Nga là nhà báo, cây bút phóng sự và phóng sự điều tra xông xáo và dũng cảm, hiện sống ở Đak Lak.

 

Trước khi là nhà báo nổi tiếng, chị là nhà thơ. Ngày ấy, nhóm làm thơ ở Đak Lak còn ít, chị từng là đầu tàu của nhóm, từng in chung tập “Bốn ô cửa sổ” rồi “Sáu ô cửa sổ”, mỗi ô là một tác giả trước khi có tập riêng là “Tặng người tôi yêu”. Tập thơ riêng đầu tay này sau đó được nối bản rồi tái bản, một việc khá hiếm với nhà thơ hiện nay.

Thơ chị không xông xáo như báo, mà kiệm và lặng. Và đẫm những suy nghĩ. Tôi cứ hình dung, sau những xô bồ náo nhiệt của báo chí, có những lúc chị rút mình về, im lặng và tưởng tượng. Và lúc ấy, thơ vụt ra, như một sự tiếp tục, nhưng là tiếp tục trong sự nén, sự cô đọng, sự thăng hoa vừa trĩu nặng nhân tình thế thái lại vừa thư giãn, lãng mạn. Một loại thơ có trách nhiệm với đời.

 

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.


 

THƠ


Có lúc vui không tả nổi
Bút lại nằm chơi
Có lúc buồn khôn xiết kể
Giấy vẫn tinh khôi.

Ngày qua ngày hăm hở sống
Đắm đuối trăng sao
Nồng nhiệt mặt trời
Loay hoay giữa trùng trùng nhân loại
Lẩn thẩn muôn câu hỏi cuộc đời.

Thi thoảng chân bước hụt
Thao thức đêm vô tận canh dài
Choàng dậy tìm giấy bút
Bạn bầu đen trắng với riêng ai…



 

 Minh họa: H.T
Minh họa: H.T





ĐỪNG NÓI

Muốn tôi tin, không tin
Người chỉ cần lặng im
Thời gian cùng sáng, tối
Sẽ chỉ điều thật, dối.

Muốn tôi yêu, không yêu
Người chỉ cần im lặng
Tự thăm thẳm trái tim
Sẽ hiểu tình sâu nặng.

Như đã yêu cỏ dại
Chối từ mọi tuổi tên
Như đã tin hạt đất
Dâng hiến từ lặng im.


 

Minh họa: H.T
Minh họa: H.T




ĐIÊN


Cho tôi một mình khóc
Cho tôi một mình cười
Cho tôi lang thang hát
Giữa hoang vu núi đồi.

Cho tôi một mình tỉnh
Cho tôi một mình say
Và tỉnh say, lịm ngất
Giữa xạc xào cỏ may.

Tôi sợ cười, khóc, hát
Trượt qua cõi rong rêu
Tôi e tỉnh, say, ngất
Ngã nhằm người không yêu.

Đắm say ngang tàng sống
Thây kệ một lần tôi
Lỡ mai nhẹ nhõm chết
Đời cứ đầy lứa đôi!


 

Minh họa: H.T
Minh họa: H.T



HOÀNG THIÊN NGA

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.