Bộ VH-TT-DL đề xuất quy định 'Tổ hợp báo chí của địa phương' khi sửa Luật Báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi). Dự thảo luật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) chủ trì soạn thảo.

Tại tờ trình, Bộ VH-TT-DL nêu rõ sau hơn 8 năm thi hành, một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động báo chí và sự phát triển của khoa học, công nghệ, truyền thông.

Các nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh: VGP
Các nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh: VGP

Trong đó, có các bất cập về quy định khái niệm chưa phân biệt rõ báo và tạp chí, dẫn tới tình trạng cơ quan tạp chí lợi dụng chức năng, nhiệm vụ nói chung của báo chí để hoạt động như cơ quan báo.

Quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí áp dụng chung cho tất cả các đối tượng dẫn tới tình trạng buông lỏng quản lý, không đảm vai trò cơ quan chủ quản báo chí của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Hoạt động báo chí là hoạt động nghề nghiệp có điều kiện, tuy nhiên chưa có quy định phải qua khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo trước khi xét cấp thẻ nhà báo lần đầu.

Bên cạnh đó, theo Bộ VH-TT-DL, luật hiện hành chưa có quy định để hình thành, phát triển cơ quan báo chí lớn, có đủ nguồn lực, đóng vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin.

Ở Việt Nam, đã có Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) được tổ chức theo mô hình tổ hợp báo chí, bao gồm một cơ quan báo chí chủ quản (VOV, VTV, TTXVN) có phát hành các sản phẩm báo chí và các cơ quan báo chí trực thuộc (Báo điện tử VOV, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Thời báo VTV, Báo điện tử Vietnam+, Báo Thể thao và Văn hóa, Báo Tin tức, Báo Việt Nam News).

Ở cấp địa phương đã hình thành mô hình cơ quan báo chí hợp nhất như Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh hoặc Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, hội tụ cả bốn loại hình báo chí.

Điều 14 Luật Báo chí 2016 quy định đối tượng được thành lập cơ quan báo chí chưa quy định rõ cơ quan báo chí có được phép trực thuộc một cơ quan báo chí khác, dẫn tới khó khăn trong việc triển khai mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông.

Cơ quan soạn thảo dẫn kết luận của Bộ Chính trị tại thông báo 173/2005 của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có nội dung cho phép thành lập mô hình "tập đoàn báo chí", "tổ hợp xuất bản".

Tuy nhiên, tên gọi cần được cân nhắc cho thích hợp. Trong quá trình thực hiện cần làm thí điểm, thực hiện từng bước, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, không làm ồ ạt, tràn lan.

Tại dự thảo luật, Bộ VH-TT-DL đề xuất bổ sung khái niệm Tổ hợp báo chí của địa phương là mô hình hoạt động của cơ quan báo chí địa phương có nhiều loại hình báo chí, có các cơ quan báo chí trực thuộc, có vai trò nòng cốt định hướng dư luận xã hội tại địa phương.

Đồng thời, bổ sung khái niệm Tổ hợp báo chí truyền thông chủ lực đa phương tiện. Đây là mô hình hoạt động của cơ quan báo chí có nhiều loại hình báo chí, có các cơ quan báo chí trực thuộc, doanh nghiệp trực thuộc hoặc góp vốn tại doanh nghiệp, có vai trò nòng cốt định hướng dư luận xã hội, được có cơ chế đặc thù về tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp.

Đối tượng hoạt động theo mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông chủ lực đa phương tiện phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự thảo luật cũng đề xuất Giao Chính phủ quy định chi tiết cơ chế đặc thù tài chính, lao động, tiền lương của Tổ hợp báo chí truyền thông chủ lực đa phương tiện; mô hình hoạt động Tổ hợp báo chí của địa phương.

Bộ VH-TT-DL cho biết đã nhận được ý kiến góp ý của 150 cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi).

Theo Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bé An Nhiên có niềm đam mê và tình yêu đặc biệt với cây đàn t'rưng. Ảnh: Vũ Chi

Nahria Rose An Nhiên và tình yêu tiếng đàn t’rưng

(GLO)- Mới 8 tuổi nhưng cô bé dân tộc Cơ-ho Nahria Rose An Nhiên đã bộc lộ năng khiếu đánh đàn t’rưng. Với khả năng làm chủ sân khấu cùng ngón đàn điêu luyện, các tiết mục trình diễn của em luôn nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ khán giả.

Xếp từng hạt gạo thành tranh

Xếp từng hạt gạo thành tranh

Cha mẹ làm nông, cả tuổi thơ của Trương Kim Ngân (sinh năm 1994) đã quen với việc gieo mạ, gặt lúa. Về sau, theo nghề họa sĩ - nghệ nhân, chị vẫn để bàn tay mình gắn bó với từng hạt gạo thân yêu thay vì chỉ có cọ, màu, giấy vẽ…

Khi sông gặp biển

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khi sông gặp biển

(GLO)- Giữa dòng chảy ký ức, bài thơ "Khi sông gọi biển" của tác giả Nguyễn Thanh Mừng gợi về hình bóng con sông xưa với lời hẹn thơ ngây, thể hiện nỗi niềm tiếc nuối trước những đổi thay. Sông vẫn đợi, chỉ người đã không còn như trước.

Người nối dài tình yêu với dân ca Jrai

Người nối dài tình yêu với dân ca Jrai

(GLO)- Suốt 50 năm qua, bà Kpă H’Mi (SN 1961, buôn Chư Jú, xã Ia Rsai, huyện Krông Pa) vẫn luôn say mê những giai điệu dân ca Jrai. Bà là niềm tự hào của buôn làng khi không chỉ lưu giữ mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ thêm yêu và gắn bó với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mắt hạ cho nhau

Thơ Lenguyen: Mắt hạ cho nhau

(GLO)- "Mắt hạ cho nhau" của Lenguyen là khúc ngân dịu dàng của tuổi học trò, nơi bằng lăng tím, phượng đỏ và tiếng ve gọi về ký ức. Bài thơ chan chứa hoài niệm, tiếc nuối những rung động đầu đời chưa kịp nói thành lời.

“Tên Người là cả một niềm thơ”

“Tên Người là cả một niềm thơ”

(GLO)- Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai) hiện trưng bày, giới thiệu nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Một trong số đó là tập sách “Tên Người là cả một niềm thơ” do ông Nguyễn Khoa-Cán bộ lão thành cách mạng trao tặng năm 2004.

Mới mẻ “Trang sách mùa hè”

Mới mẻ “Trang sách mùa hè”

(GLO)- 12 năm liên tục duy trì chương trình “Trang sách mùa hè” cũng là chừng ấy thời gian cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh dành nhiều tâm huyết để tạo ra một không gian vừa học vừa chơi mới mẻ, hấp dẫn.

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.