Gương mặt thơ: Đỗ Xuân Thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông là người viết thuộc vào hàng chưa tới chục người có nhiều sách nhất trong số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay với 34 đầu sách gồm: 12 thơ, 10 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 3 thể loại khác.

Nguyên là Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ nhưng ông xuất thân từ cán bộ xã dù sinh ra ở Hà Nội và giờ về hưu ông lại về quê cày... chữ với hành trang là rất nhiều giải thưởng văn học.

Thơ ông đằm thắm giản dị, nhiều xúc cảm với những tiếc nuối dịu ngọt: “Thác Phú Cường em còn nhớ hay quên/Hoa nhã my mùa này đang nở rộ/Bạt ngàn cao su, miên man là nhớ/Đêm quảng trường hò hẹn đón đưa nhau”. Thơ ông nhiều nỗi niềm với làng, với sự đổi thay, những đổi thay thế sự và ông thấy phía sau sự cởi mở những “tâm trạng làng”: “Làng giờ lại rỗng/Buồn thiu/Gái trai đi hết, hắt hiu những già/Ồn ào mấy bữa rồi xa/Lại thăm thẳm nhớ, lại là đợi trông…/Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông/Mấy trăm ngày nữa?/Lại mong Tết về!/Bao nhiêu công việc bộn bề/Em ơi!/Cất Tết vào kia!/Đi làm!”... Phải đẫm làng lắm, phải yêu làng lắm, phải tận cùng với làng lắm... mới nhận ra những thẳm sâu tâm trạng, những hoàn cảnh làng như thế.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





Ước gì trở lại Pleiku


Chẳng thể nào quay ngược được thời gian

Trở lại ngày xưa, cái thời có em, nơi ấy

Phố núi cao nguyên chắc bây giờ vẫn vậy?

Vi vút thông reo và mây trắng bềnh bồng.


Sao bỗng dưng nhớ quá Diên Hồng

Công viên chiều nào ta bên nhau dìu dặt

Quán cóc dốc Wừu hương cà phê ngào ngạt

Và Biển Hồ trong xanh như mắt em.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Thác Phú Cường em còn nhớ hay quên?

Hoa nhã my mùa này đang nở rộ

Bạt ngàn cao su, miên man là nhớ

Đêm quảng trường hò hẹn đón đưa nhau.


Sân bay Pleiku đưa em về đâu?

Để bây giờ một mình anh lầm lũi

Thảng thốt, giật mình khi nhớ về Phố núi

Biết bao giờ về lại được ngày xưa?





Mai ta về Đà Lạt ơi…


Mai ta về Đà Lạt có buồn không?

Mà sáng nay cả rừng thông lặng phắc

Mù mịt sương giăng, giọt giọt rơi như khóc

Thành phố buồn chênh chao, chơi vơi.


Mai ta về thương lắm Đà Lạt ơi!

Con dốc sõng soài, quanh co, thườn thượt thở

Ta xuống dốc rồi ngoái nhìn lên mắc nợ

Em nồng nàn miên man hoa cao nguyên.


Mai ta về có nhớ không Prenn?

Ai bắt hết vía rồi, ta như người khác lạ

Lang Biang ơi! Chuyện tình thương, thương quá!

Bao thác nơi này réo gọi mãi tên nhau.


Nói gì đi Đà Lạt ơi, mai sau?

Đừng dứt cỏ đau đồi thông hai mộ

Đừng di đất, hồ Xuân Hương sạt lở

Đừng giấu ánh nhìn thảng thốt vân vi.

*

Đà Lạt ơi, sao chẳng nói điều chi?

Cứ cắn tóc hoài, liễu xem chừng cũng rối

Một lời thôi, Đà Lạt ơi, hãy nói

Mai ta về gió núi gọi tên không?





Oẳn tù tì


Nhớ xưa chơi “oẳn tù tì”

Thua thì bịt mắt, thắng thì trốn mau

“Xong chưa?”

Hai đứa tìm nhau

Cây rơm, bụi chuối, hàng cau.

“Hú òa!”.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Chuyện như vừa mới hôm qua

Em ra cái kéo, tôi ra giấy hồng

Nào ngờ lần ấy…

Khổ không?

Tìm em xuân, hạ, thu, đông…

Rạc rài.


Cuộc chơi em bỏ theo ai?

Để tôi ngơ ngác gọi hoài tháng năm

Ú tìm… chim cá biệt tăm

Giấy tôi em cắt thành trăm mảnh rồi!


Biết là xanh lá, bạc vôi

“Oẳn tù tì”

Vẫn một tôi

Đi tìm…

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...