Gương mặt thơ: Đỗ Trọng Khơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bản thân Đỗ Trọng Khơi đã là một bài thơ kỳ lạ. Là một trong mấy nhà thơ bị tàn tật từ nhỏ, anh nằm một chỗ, tự học và làm thơ.

Rồi từ làm thơ mà có cô thủ thư ở tận một tỉnh miền Tây đọc thơ rồi cảm, rồi lặn lội ra thăm, rồi... quyết định gắn đời mình với thơ và nhà thơ, dù cô vừa thi đậu viên chức sau mấy năm lận đận hợp đồng. Bỏ hết để ra Thái Bình làm một cái chân, cái tay cho nhà thơ.

Cũng “đi thực tế” bằng thơ như những nhà thơ cùng cảnh, nhưng biên độ thơ Đỗ Trọng Khơi như rộng hơn, sự đọc của anh cũng nhiều và tinh hơn. Vì thế, thơ anh vừa có tính triết lý lại nhiều âm vang thực tiễn: “Thế gian khởi từ Nước/nhân gian khởi từ Lời/Mùi hương trở mình khi chạm hơi người/thường là lúc trời khuya khoắt lắm”. Hay như: “Qua mai tôi sẽ đi-về/dầu người có ngủ dầu mê có dầy/trời còn ngụ ở lòng tay/tôi còn tôi dưới đế giày nhân gian”.

Thơ Đỗ Trọng Khơi đầy lạc quan và thấm đẫm nhân tình thế thái. Thơ giúp anh đi khắp nơi, thăm nhiều nơi nhiều người và ngược lại, nhiều người yêu thơ đến với anh. Tôi may mắn cũng đã được đến thăm vợ chồng anh chỉ để bày tỏ lòng cảm phục cái tổ ấm đầy tiếng cười ấy.

Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2001 và có gần 20 tập sách đã xuất bản.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



ĐÊM NAY



Khi nghĩa lý vang lên là lúc ngôn từ vắng lặng

lúc bầy côn trùng ngậm trăng vào miệng đất.



Đêm nay bố con ta dạo bên hồ

bầy tinh tú ngủ im trên sóng.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Thế gian khởi từ Nước

nhân gian khởi từ Lời.



Mùi hương trở mình khi chạm hơi người

thường là lúc trời khuya khoắt lắm.



Và nghe đâu mầm sáng nở trong cây đêm

bố con ta gắng chờ xem, hãy gắng!


NÀY, CHIỀU KIẾP TRƯỚC



Này phiến đá xanh xao kia

kiếp trước đó,

ta bên mi chưa nhỉ?



Này một nếp nhà, những đứa con thơ

lẫm chẫm, lon ton, i ơ bậu cửa

một mái bếp đượm nồng củi lửa.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Này chú chó vàng kia

xin đừng bỏ đi thêm lần nữa

ngồi khoanh chiều vào lòng canh đêm trước ngõ.



Này em, nhớ chăng kiếp trước, có thể là trước nữa

ta đã viết tặng em bài thơ dòng dòng chữ kia sương khói

hun hút trần gian lại nuối bóng em rồi.



Em cầm trùng trùng kiếp lướt qua vội vội

ta chạy theo mê man tức tưởi

em quên rồi ư-lần sống ấy-con người?



Chiều đếm ta vào đầy một sáu mươi!



CHIỀU QUÊ



Dắt chiều rủ gió đi chơi

thăm sông dạm bến bỏ lơi mất chiều

tìm thì chỉ thấy nước kêu

thấy con gió dưới đáy chiều lạnh run.



Rồi rời phố vắng về thôn

gặp con mây bước bồn chồn ngang qua

đi đâu? Mây bảo, về nhà

nhà đâu? Mây trỏ xa xa cuối đường.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Ngó trăng, mảnh lạc trong sương

mảnh lưu như một nét gương phai màu

đi, mà ra chả đi đâu

ngàn năm trăng bạn có bầu đêm thôi.



Cất chiều vào túi rong chơi

tìm người, gặp cỏ cây thời ấu thơ

bãi sông có chú sọi cờ,

giương vây vẫy sóng nói mơ câu gì.



Con cò trải mấy thuở quê

duyên phận ngỏ gì tiếng nước nỉ non!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...