Góc nhỏ Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 1. Trước đây, anh bạn tôi được phân công lên Tây Nguyên công tác mấy năm. Khi trở về, anh mua mảnh đất xây một ngôi nhà ven biển.

Điều đặc biệt là từ trong nhà ra ngoài vườn đều hiện hữu nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Biết tôi từng sinh sống ở trên ấy, anh rủ tôi đến nhà chơi.

Tham quan căn nhà nhỏ, tôi thực sự ngỡ ngàng và thêm phần cảm mến anh. Những trụ tiêu cũ được anh mua về dựng thành hàng rào. Cây nêu cũng được dựng cùng với một đôi bức tượng gỗ. Anh còn mua cả thuyền độc mộc cũ, cối chày cũ của bà con để bài trí. Trước đó, anh đã trồng 2 cây kơ nia nhưng khí hậu biển không hợp nên khá tiếc nuối.

Mô hình nhà mồ Tây Nguyên được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: T.U

Mô hình nhà mồ Tây Nguyên được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: T.U

Trong nhà tôi vẫn reo ngân tiếng chuông gió được làm từ 1 quả bầu khô và 7 chiếc ống nứa được mua ở Bảo tàng tỉnh. Ngày nhiều gió, tiếng chuông gió đung đưa kêu lách cách. Những đêm trở gió, tiếng chuông gió như thủ thỉ tâm tình âm thanh của núi rừng Tây Nguyên. Những âm thanh lặp lại, chao đưa khiến tôi không thôi nhớ về những con đường dài hun hút gió, những rừng thông thẳng tắp, nhớ mùa gió thổi cuối năm ràn rạt trên vạt cỏ đuôi chồn và dã quỳ tàn trơ khấc cuối vụ.

Tôi vẫn đi đi về về vì công việc nhưng dấu ấn của miền đất đã từng gắn bó hơn 30 năm không có gì thay thế được. Con đường đó, hàng cây đó, rồi những gương mặt thân quen, có cả tốt lẫn xấu, cả yêu thương lẫn giận hờn. Vậy nên, nghe tiếng chuông lách cách lòng không khỏi bâng khuâng.

2. Mới đây, tôi có dịp lên Thái Nguyên. Như thường lệ, tôi đến tham quan Bảo tàng tỉnh như là điểm đầu tiên để tìm hiểu về vùng đất mới. Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên nằm ngay trung tâm thành phố, nép mình dưới những cây bàng già chuyển lá đỏ rực. Bảo tàng được xây dựng khang trang. Ấn tượng và níu giữ ánh mắt tôi là không gian văn hóa vùng Trường Sơn-Tây Nguyên được trang trí phía bên phải của Bảo tàng.

Giữa trung tâm TP. Thái Nguyên, ngôi nhà rông Tây Nguyên vươn mình kiêu hãnh, tạc vào trời xanh. Chiếc bóng hình lưỡi rìu ngược với những trang trí hình mặt trời phía trên cùng của mái nhà. Tấm biển chú thích của Bảo tàng ghi rõ đây là mô hình được lấy nguyên mẫu nhà sàn Bahnar ở Kon Tum. Phía sau nhà rông, dưới những tán cây sum suê là khu nhà mồ với 2 cây klao cao vút. Những dây leo quấn chằng chịt, cây cỏ mọc lấn với tượng gỗ. Những tượng gỗ được tạo tác rất khéo đầy đủ hình thù.

Tôi phải thầm trầm trồ rằng họ làm rất hay. Nhà mồ dựng lên, cây cối mọc um tùm che khuất dưới bóng cây cổ thụ. Nó giống như những khu nhà mồ đã được làm bỏ mả ở làng Kép 1(xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) mà tôi đã từng có dịp ghé.

Đứng giữa mùa đông Việt Bắc, tôi bỗng nhớ mùa khô trời trong xanh và cái nắng chao chát của Tây Nguyên. Và tôi luôn nghĩ rằng, không chỉ có tôi, mà những ai đã từng sống ở Tây Nguyên, đang sống ở Tây Nguyên cũng sẽ có xúc cảm như vậy. Bởi tôi tin, dù ở đâu, làm gì, chúng ta cũng luôn có nơi chốn để yêu thương, nhớ về.

Có thể bạn quan tâm

Bánh tráng Bình Định

Bánh tráng Bình Định

(GLO)- Bánh tráng có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên cả nước, cả trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thế nhưng chẳng hiểu sao, tôi cứ nghĩ và nhớ về món bánh tráng Bình Định. Có lẽ là bởi không ở nơi đâu bánh tráng lại đa dạng và có thể ăn vào mọi dịp như “xứ nẫu”.

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

(GLO)- Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những đội cồng chiêng “nhí” ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) không chỉ là kế thừa mà còn trở thành nhịp cầu nối dài mạch nguồn văn hóa truyền thống, để hồn cốt dân tộc tiếp tục sống mãi qua từng thế hệ.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Nói gì với bạn đọc trẻ?

Nói gì với bạn đọc trẻ?

(GLO)- Trong dòng chảy của đời sống, có những nếp cũ nâng đỡ tâm hồn, tạo nên sức mạnh tinh thần bền chắc như là cội rễ, trong đó có thói quen coi sách như bạn. Nói gì với bạn đọc trẻ về nếp cũ ấy, nói gì cho thuyết phục về vị thế của sách là trách nhiệm không thể từ khước.

Tri ân những người ngã xuống

Tri ân những người ngã xuống

Hơn ba thập kỷ qua, hành trình tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia về nước của Đội K53 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) là hành trình thiêng liêng tri ân những người đã ngã xuống.

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tiếng ve gọi hè

Tiếng ve gọi hè

(GLO)- Ai cũng từng trải qua những ngày cắp sách đến trường, cũng từng háo hức đợi tiếng ve gọi hè sang, từng bâng khuâng trước những cánh hoa phượng vĩ đầu mùa.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.