Không chỉ có kiểu kiến trúc sừng sững độc đáo, nhà rông Tây Nguyên còn mang ý nghĩa văn hóa thiêng liêng. Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập làng mới, cúng mừng nhà rông… Ngoài ra, nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi.
Người dân Tây Nguyên nói chung và người dân Kon Tum nói riêng luôn nâng cao nhận thức trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có công tác bảo tồn nhà rông truyền thống.
Sức mạnh thôn làng thể hiện ở việc đoàn kết, tập hợp các gia đình cùng dựng nhà rông. Mỗi gia đình đều phải có nhân lực tham gia, hộ nào không tham gia được ngày công thì phải đóng góp tiền để tạo sự công bằng. |
Cán bộ và nhân dân thôn Kon K'tu, xã Đăk Bla, thành phố Kon Tum rước Bác về nhà mới |
Mỗi người một việc để chung sức cho việc làng |
Tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã kết hợp với vòng xoang truyền thống trong ngày khánh thành mừng nhà rông mới |
Phụ nữ có vai trò tiếp đón khách đến chơi |
Nhà rông thường xuyên diễn ra các loại hình diễn xướng dân gian, trong đó có nghệ thuật múa trống |
Người dân luôn duy trì ý thức việc chào cờ vào buổi sáng đầu tuần tại nhà rông |
Nhà rông Kon Pring, xã Đăk Long, huyện Kon Plông nổi lửa nối vòng xoang đón khách |
Nhà rông Kon Klor, thành phố Kon Tum là nơi thường xuyên tổ chức các ngày hội lớn |
Nhà rông thường xuyên được tu bổ sửa chữa |