Giúp hộ nghèo thay đổi tập quán sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- 5 nhóm tiểu dự án sinh kế cải tạo vườn hộ ở các xã: Krong, Đak Rong, Kon Pne, Sơn Lang và Lơ Ku vừa được Ban Quản lý Dự án giảm nghèo huyện Kbang cấp kinh phí để mua cây, con giống và phân bón về cải tạo vườn hộ. Từ sự hỗ trợ nói trên, các thành viên trong nhóm sẽ có thêm điều kiện để tận dụng những diện tích đất gần nhà tăng gia sản xuất, góp phần cải thiện bữa ăn và tăng thu nhập.

Từ cải thiện dinh dưỡng bữa ăn

3 giờ chiều, khi chiếc xe chở giống, phân bón và vật liệu hỗ trợ sản xuất cho nhóm tiểu dự án sinh kế ở thôn 1 (xã Lơ Ku) về đến thôn thì tại đây những hộ tham gia nhóm đã có mặt đông đủ. Ai ai cũng háo hức và phấn khởi khi được nhận các khoản hỗ trợ về giống, vật liệu sản xuất, với hy vọng sẽ cải thiện được dinh dưỡng bữa ăn cho gia đình. Có mặt tại đây lúc 2 giờ chiều, chị Triệu Thị Thủy cho biết: “Cả nhà tôi có 4 miệng ăn, quanh năm chỉ trông vào 3,5 sào đất để canh tác nhưng vì không có vốn sản xuất nên nhiều năm qua tôi chỉ sử dụng 3 sào đất rẫy để trồng mì, diện tích còn lại bỏ hoang. Khi biết tin gia đình được hỗ trợ giống và kỹ thuật trồng, chăn nuôi, tôi mừng lắm. Hy vọng, việc tham gia dự án sẽ giúp tôi có điều kiện cải thiện bữa ăn cho gia đình”.

 

Cấp giống rau, phân bón, lưới cho các hộ. Ảnh. H.T
Cấp giống rau, phân bón, lưới cho các hộ. Ảnh. H.T

Tương tự, có đến 5 sào đất để canh tác nhưng bao năm nay, cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình bà Lương Thị Văn bởi 5 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Trong khi, 2 sào lúa nước không đủ cung cấp lương thực trong năm cho cả gia đình thì 5 sào mì năng suất thấp nên thu nhập chẳng bao nhiêu. Cuộc sống của gia đình bà vì thế mà thiếu thốn, chật vật. “Đang loay hoay không biết trồng thêm cây gì, nuôi con gì trên mảnh đất vườn thì được tin gia đình nằm trong nhóm dự án hỗ trợ. Mong rằng việc triển khai sẽ đạt hiệu quả để gia đình tôi bớt những khó khăn và bữa cơm của các con được đầy đủ hơn”-bà Văn mong muốn.
 

Năm 2015, Dự án giảm nghèo huyện Kbang triển khai 5 nhóm sinh kế cải tạo vườn hộ thuộc các làng: Đak Trâu (xã Krong), Kon Lanh 2 (xã Đak Rong), Kon Ktonh (xã Kon Pne), thôn Hà Nừng (xã Sơn Lang) và thôn 1 (xã Lơ Ku). Mỗi nhóm được hỗ trợ gần 33 triệu đồng để mua cây, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Trao đổi với P.V, anh Lý Kim Thành-cán bộ hướng dẫn viên cộng đồng (CF) phụ trách xã Lơ Ku cho biết: Tham gia nhóm có 15 hộ, trong đó có 5 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo và 7 hộ có con nhỏ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Mục đích triển khai nhóm cải tạo vườn hộ là để nâng cao cơ hội sinh kế, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho các hộ tham gia nói trên. Mỗi hộ được cấp 20 con vịt giống, 7 kg phân vi sinh, 6 bì hạt giống rau các loại, 60 mét lưới. Nếu thực hiện có hiệu quả sẽ  giúp người dân chủ động được nguồn thức ăn từ rau, thịt, trứng vịt.

Đến thay đổi tập quán sản xuất

Tiểu dự án sinh kế cải tạo vườn hộ không chỉ mục đích cải thiện dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày mà còn thay đổi tập quán sản xuất cho người dân. Chị Mai Thị Thu Loan-thành viên Ban Phát triển xã Lơ Ku, cho biết: “Diện tích đất vườn của các hộ dân ở thôn 1 rộng rãi, lại có nhiều ao hồ nhỏ rất thuận lợi cho việc chăn nuôi vịt và trồng rau màu. Hơn nữa, ngoài một số hộ vì thiếu vốn sản xuất phải bỏ trống đất vườn thì nhiều hộ ở đây từng trồng rau, nuôi vịt nên họ cũng đã có một số kinh nghiệm. Tuy nhiên, tập quán sản xuất theo lối truyền thống của họ vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nên chúng tôi phải bổ sung thêm nhiều nội dung mới, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăn nuôi mới để bà con áp dụng có hiệu quả cao hơn”.

 

Chị Loan cho biết thêm: “Đối với những hộ chưa kịp làm chuồng nuôi vịt thì nên để vịt giống ở trong hộp giấy giữ ấm và đục lỗ cho thoáng khí. Sau khi làm chuồng, bỏ một lớp trấu trên nền để tránh trường hợp chuồng ẩm ướt, vịt dễ mắc bệnh”. Riêng về vấn đề trồng rau, chị Loan cho biết, không nên dùng phân tươi mà nên dùng phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoại mục để bón lót khi làm luống trồng rau thì dinh dưỡng đất sẽ tốt hơn; không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trừ trường hợp rau bị sâu bệnh nhiều và chỉ nên sử dụng rau sau khi phun thuốc 15-20 ngày...

Từ những kiến thức trên mà nhiều hộ tự tin hơn khi tham gia dự án. “Cách đây 2 năm, tôi nuôi một đàn vịt gần 30 con nhưng vì không biết cách chăm sóc nên đàn vịt mắc bệnh rồi chết hết. Khi mới nghe tin được tham gia nhóm với con giống được chọn nuôi là vịt, tôi lo lắm. Nhưng giờ được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, tôi thấy yên tâm hơn”-bà Hoàng Thị Trọng chia sẻ. Trưởng nhóm tiểu dự án cải tạo vườn hộ bà Hứa Thị Phượng, cho hay: Đến thời điểm này, nhóm đã tiến hành họp 4 buổi để chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Tuy nhiên, điều đáng mừng là trong các buổi họp đều có sự góp mặt của cán bộ dự án nên chúng tôi được bổ sung rất nhiều kiến thức bổ ích trong trồng trọt và chăn nuôi. Từ đó, nhiều chị em hiểu rõ hơn về mục đích của dự án mà dần dần họ không còn tư tưởng ỷ lại mà thay vào đó là tận dụng điều kiện về đất đai và kiến thức có được để trồng trọt và chăn nuôi với hy vọng sẽ cho hiệu quả.  

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.