Giữ “sức sống” cho di tích Tây Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Di tích Gò Lăng (thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn) được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1988. Theo sách “Bình Định danh thắng & di tích”, thì tại Gò Lăng tương truyền có nền nhà và vườn của gia đình ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đồng (bố mẹ của Tây Sơn tam kiệt - Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ).

Qua thời gian, kiến trúc ở Gò Lăng hầu hết đã bị hủy hoại, dấu vết còn lại chỉ là một nền nhà bằng phẳng và mảnh vườn khoảng 2 sào. Tại khu vực di tích, người dân địa phương đã xây dựng ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Sơn Quân (thờ thần núi), nhưng thực tế là để thờ ông bà Hồ Phi Phúc. Trước đây, nhất là thời kỳ đầu nhà Nguyễn, hàng năm vào Tết Thanh minh nhân dân tổ chức cúng tế ở miếu bằng hình thức mật niệm. Về sau việc cúng tế được công khai, đến nay vẫn duy trì.

Di tích Gò Lăng. Ảnh: tayson.binhdinh.gov.vn

Di tích Gò Lăng. Ảnh: tayson.binhdinh.gov.vn

Ngoài điểm di tích Gò Lăng, ở thôn Phú Lạc còn có đình Phú Lạc trước đây bề ngoài là nơi thờ thành hoàng làng (để che mắt chính quyền nhà Nguyễn), nhưng thực tế là để thờ “Ba Ngài Tây Sơn”. Hằng năm, đến ngày 14 tháng 11 Âm lịch, người dân thôn Phú Lạc tổ chức giỗ anh em nhà Tây Sơn dưới danh nghĩa cúng Thường Tân (cơm mới) cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tại di tích Gò Lăng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng đền thờ Tây Sơn tam kiệt cùng người thân từ cách đây nhiều năm. Hiện ngày giỗ tại đền thờ do UBND xã Bình Thành chủ trì tổ chức và được sự hỗ trợ của Bảo tàng Quang Trung, các doanh nghiệp, mạnh thường quân và nhân dân địa phương. Công tác tổ chức Lễ hội Thường Tân gắn với Ngày giỗ Hiệp kỵ Tây Sơn tam kiệt ở thôn Phú Lạc đã trở thành điển hình được biểu dương tại Hội thảo về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 308/2005 của Thủ tướng Chính phủ do Sở VH-TT &DL tổ chức vào tháng 6.2015.

Cách đây hơn một tháng, UBND tỉnh đã có Công văn số 3100 gửi Bộ VH-TT &DL đề nghị thỏa thuận chủ trương lập quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng di tích Địa điểm Gò Lăng - quê hương của các thủ lĩnh nghĩa quân Tây Sơn. Phản hồi nhanh chóng sau đó, Bộ VH-TT&DL đã có ý kiến đề nghị không lập quy hoạch mà lập dự án tu bổ di tích để bảo tồn và phát huy giá trị, trong dự án này có phương án quy hoạch tổng mặt bằng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng căn cứ theo các quy định để lập dự án tu bổ di tích Địa điểm Gò Lăng, trình Bộ VH-TT&DL thẩm định. Sự quan tâm của Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh đối với việc tu bổ di tích Gò Lăng, sau khi được triển khai và hoàn thành trong tương lai sẽ góp phần lôi cuốn nhiều người dân trong tỉnh và du khách tìm về quê ngoại của các lãnh tụ Tây Sơn…

MAI THƯ

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null