Trong tâm thức cộng đồng ở vùng cao ở TP.Đà Nẵng rừng xanh không chỉ là câu chuyện sinh kế, mà rộng hơn là trách nhiệm với tài nguyên thiên nhiên và với thế hệ con cháu sau này... bởi lẽ "mở mắt ra là đã thấy rừng".
(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.
Sâu trong khu rừng tại H.Đăk Tô (Kon Tum) có một cây sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng bảo vệ rừng luân phiên canh gác. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40 độ C, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.
(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.
Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Giáp mặt với nhóm lâm tặc manh động có trang bị súng đạn, nhiều nhân viên bảo vệ rừng Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin (Đắk Lắk) dính đạn găm vào người. Di chứng tới 25% thương tật, có trường hợp vẫn còn 5 viên đạn trong người nhưng hành trình đòi quyền lợi rất gian nan…
Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
(GLO)- Nhờ kiên trì tuyên truyền, vận động, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước tháo gỡ vấn đề tranh chấp đất sản xuất với người dân. Câu chuyện lực lượng mỏng (27 viên chức, trong đó chỉ với 13 cán bộ giữ rừng chuyên trách) nhưng gần 16.000 ha rừng ở đây luôn được bảo vệ an toàn, diện tích và độ che phủ rừng liên tục tăng… dần được hé mở.
Rừng không chỉ là "lá phổi xanh" mà còn tạo sinh kế cho nhiều hộ gia đình, người lao động ở Đắk Nông có thêm điều kiện để giữ rừng , cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống.
Tết đến, Xuân về là khoảng thời gian để mọi người đoàn tụ bên gia đình, người thân. Thế nhưng, đây lại là thời điểm mà lực lượng giữ rừng ở Đắk Nông đang phải căng mình làm nhiệm vụ chống giặc lửa và ngăn chặn lâm tặc xâm hại đến rừng.
(GLO)- Ngày Tết, thay vì được đoàn tụ bên gia đình thì những nhân viên quản lý, bảo vệ rừng vẫn phải ăn ngủ giữa chốn thâm sơn để thực hiện sứ mệnh giữ cho rừng thêm xanh.
Trải qua 65 mùa rẫy, coi như đã dành trọn cuộc đời gắn bó nơi núi rừng Tây Nguyên, nhưng già làng K'Ten chưa từng nghĩ sẽ để cho bản thân “nghỉ hưu“, mà tự dặn mình khi nào còn sức thì còn giữ rừng để trả ơn nơi đã từng bao bọc, che chở đồng đội, chiến sĩ năm xưa.
Báo Thanh Niên vừa có loạt bài phản ánh nạn phá rừng nhức nhối tại Tây nguyên và các tỉnh lân cận khu vực Nam Trung bộ. Những thông tin, hình ảnh mà báo cung cấp khiến ai cũng bàng hoàng, bức xúc.
Đối mặt với áp lực giữ rừng, lâm tặc đe dọa, chế độ đãi ngộ lại thấp..., nhiều cán bộ lâm nghiệp, nhân viên kiểm lâm một số địa phương xin nghỉ việc hàng loạt.
Rừng Tây nguyên và vùng lân cận nam Trung bộ được xem là giàu nhất cả nước, nhưng giờ đây trên đà trở thành rừng nghèo và rất nhiều trong số đó đã bị xóa sổ.
Việc thiếu hụt nhân lực đang khiến cho nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ rừng trở nên khó khăn. Nguy cơ mất rừng luôn hiện hữu khi tình trạng vi phạm lâm luật ở Tây Nguyên vẫn đang diễn biến phức tạp. Các cấp ngành cần sớm cải tổ chế độ chính sách quản lý, bảo vệ rừng, mới mong giữ chân cán bộ ngành lâm nghiệp hiện tại và tuyển dụng thêm nguồn nhân lực.
Rừng đang chảy máu và rên xiết bởi lòng tham không đáy của con người. Bài viết “Lâm Đồng: Rừng bị hạ độc“ trên Báo Người Lao Động đã khiến những người có lương tri, trách nhiệm một lần nữa nhói đau.
“Rừng tàn thì làng mạt. Mình biết giữ thì rừng không phụ người đâu“, câu nói của một lão nông ba mươi năm tự nguyện bảo vệ cánh rừng ngập mặn nguyên sinh cứ văng vẳng đã thôi thúc chúng tôi thực hiện loạt bài viết về những phương thức giữ rừng, bởi cội nguồn “rừng thiêng“ của một cộng đồng, hay giữ rừng cây gỗ lớn bởi nhìn thấy những lợi ích kép mà rừng mang lại cho con người.
Việt Nam sẽ được Ngân hàng Thế giới- World Bank (WB) thanh toán 51,5 triệu USD (tương đương hơn 1.200 tỉ đồng cho dịch vụ thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) từ ngày hôm nay 22/10.
Yêu thiên nhiên và mong muốn mọi người hòa mình với thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường, chàng trai trẻ Nguyễn Trí Tâm (27 tuổi, Lâm Đồng) đã thực hiện dự án du lịch trekking trải nghiệm kết hợp trồng rừng.
(GLO)- Chiều 25-6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam 3 tháng đối với Lê Hữu Đức (SN 1988, cư trú tại thôn 2, xã Đăk Smar, huyện Kbang) là nhân viên bảo vệ rừng thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku.