Nhức nhối chuyện giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyện rừng bị triệt hạ hàng loạt, đất rừng bị lấn chiếm đang là vấn đề “nóng” ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây nguyên.

Điển hình vụ hơn 400 cây thông tại tiểu khu (TK) 144B, P.8 (Đà Lạt) bị đầu độc, triệt hạ nằm la liệt, khiến lãnh đạo TP.Đà Lạt bất ngờ, còn dư luận thì ngỡ ngàng.

Nhưng chỉ sau vài tuần, đến lượt rừng đặc dụng tại TK 158C, P.5 (TP.Đà Lạt), thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây nguyên quản lý, bị bao chiếm, cưa hạ cây rồi san ủi đất chôn lấp để phi tang.


 

 Rừng thông tại TK 144B bị triệt hạ hàng loạt. Ảnh: Lâm Viên
Rừng thông tại TK 144B bị triệt hạ hàng loạt. Ảnh: Lâm Viên



Đến ngày 8.6, cả 2 vụ phá rừng trên vẫn chưa xác định được thủ phạm. Theo dõi sát các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở Lâm Đồng nói riêng, các tỉnh Tây nguyên nói chung dễ thấy “mô típ” tương tự nhau. Khi giá sang nhượng đất tăng cao thì các vụ phá rừng, bao chiếm đất lâm nghiệp trái phép được phát hiện càng nhiều.

Để hình thành một cánh rừng cần thời gian hàng chục năm, thậm chí trăm năm, nhưng biến nó thành đồi trọc thì chỉ trong chốc lát nếu chủ rừng, các lực lượng quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) thiếu cái tâm, thiếu tinh thần trách nhiệm; thậm chí thông đồng, bảo kê hoặc ngó lơ trước tình trạng rừng bị phá, bị chiếm để sang nhượng trái pháp luật.

Từ đầu năm 2022 đến nay, số vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở Lâm Đồng chưa xác định đối tượng vi phạm chiếm tỷ lệ trên 34%. Bên cạnh đó, lại có hàng chục kiểm lâm, cán bộ QLBVR xin nghỉ việc. Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết đang cần tuyển gấp 40 kiểm lâm, nhưng chưa tuyển được. Trước thực trạng trên, Sở NN-PTNT Lâm Đồng “cầu cứu” UBND tỉnh chỉ đạo ngành công an thành lập các chuyên án để điều tra, xử lý các đối tượng, băng nhóm tổ chức phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp rồi mua bán, sang nhượng trái phép.

Thông qua các vụ việc trên, có thể thấy rằng, nếu chủ rừng, các lực lượng QLBVR sâu sát hơn với khoảnh rừng mà mình được phân công quản lý, bảo vệ thì sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng; đồng thời cần ứng dụng công nghệ viễn thám, vệ tinh, công nghệ thông tin trong công tác QLBVR nhằm sớm phát hiện để hạn chế mất rừng.

Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Cả nước đang sôi sục chuyển mình theo lời hiệu triệu khẩn thiết của Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi đôi với những giải pháp quyết liệt thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.