Giới thiệu hình ảnh thân thiện và gần gũi cho thổ cẩm Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2, năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 24-29/11 tại tỉnh Đắk Nông với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, đặc biệt tôn vinh giá trị của thổ cẩm Việt trong cuộc sống đương đại.
 

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, tỉnh Đắk Nông, đều biết dệt may thành thạo các sản phẩm như y phục nam nữ, túi xách, cà vạt, khăn trải bàn, gối tựa lưng, áo dài, quần áo trẻ em. (Ảnh: TTXVN phát)
Hiện nay, xã viên Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, tỉnh Đắk Nông, đều biết dệt may thành thạo các sản phẩm như y phục nam nữ, túi xách, cà vạt, khăn trải bàn, gối tựa lưng, áo dài, quần áo trẻ em. (Ảnh: TTXVN phát)



Lễ hội thổ cẩm Việt Nam lần thứ hai, năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 24-29/11 tại tỉnh Đắk Nông với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, đặc biệt tôn vinh giá trị của thổ cẩm Việt trong cuộc sống đương đại.

Nữ kiến trúc sư Phạm Thị Ái Thủy, người thiết kế Cầu Vàng ở Đà Nẵng và đường hoa Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tiến hành thiết kế không gian tổng thể cho lễ hội lần này.

Chị Phạm Thị Ái Thủy chia sẻ: Khi đến với Đắk Nông, chị thực sự thấy đây là một vùng đất tuyệt đẹp với địa hình nhiều hồ, có cả núi lửa. Chị đã hình thành ý tưởng thiết kế độc đáo với mong muốn hình ảnh của lễ hội thổ cẩm thực sự phải là "đại sứ thương hiệu," lan tỏa hình ảnh của Đắk Nông đến với người dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Với mong muốn đó, khi phác thảo những nét vẽ đầu tiên, nữ kiến trúc sư đã dựa theo câu chuyện về vùng đất những thanh âm, với những màu sắc của đá, cây xanh, thổ cẩm. Từ đó, chị tạo nên hình ảnh đặc sắc, độc đáo tại các khu vực diễn ra lễ hội, điểm nhấn là toàn bộ các tên gọi, gian hàng, sân khấu... đều đảm bảo tiêu chí mọi người có thể check-in và ghi lại những hình ảnh, chất liệu thổ cẩm một cách gần gũi, thân thiện nhất ở mọi lúc, mọi nơi trong lễ hội.

Toàn bộ các hình ảnh nền, trang trí, sân khấu... của lễ hội thổ cẩm đều được thiết kế từ những hình ảnh căn bản nhất là hình tròn và vuông. Nữ kiến trúc sư Phạm Thị Ái Thủy chia sẻ: Hình tròn tượng trưng cho bầu trời, hình vuông tượng trưng cho đất. Nên chị chọn hình tròn-vuông là chủ đạo cho lễ hội thổ cẩm là hướng tới ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, đầm ấm, cầu mong những điều tốt lành cho cộng đồng các dân tộc.

Cốt lõi của vấn đề đã tạo nên cảm hứng, giúp chị toàn tâm toàn ý sáng tác để tạo ra các sản phẩm luôn luôn sử dụng tất cả những nét tròn, vuông, nói lên triết lý sâu xa nhất của đường nét thổ cẩm, thu hút mọi người cùng chia sẻ.

Chỉ khi có sự quan tâm, tham gia chia sẻ của cộng đồng thì những hình ảnh này mới “sống,” chúng không chỉ đơn thuần là những dải lụa màu mà là hình ảnh, đường nét được phối kết lại với nhau từ những hình ảnh giản dị nhưng lại góp phần làm nên điểm nhấn cho Lễ hội thổ cẩm Việt Nam lần thứ hai.

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ hai với chủ đề “Lễ hội văn hóa và du lịch-Tinh hoa phương Đông”.

Thông qua lễ hội này, Ban tổ chức giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Đắk Nông với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống độc đáo, tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Đặc biệt, đây là dịp để tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm thổ cẩm, định hướng để thổ cẩm phát triển thành làng nghề, tăng thu nhập cho người dân và hướng đến tạo sản phẩm du lịch thương hiệu cho thổ cẩm Đắk Nông…

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh cho biết từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa trong đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung, các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông nói riêng.

Trước đây, dệt thổ cẩm của các tộc người thiểu số ở tỉnh Đắk Nông là nghề thủ công truyền thống, được phát triển rất sớm, rộng khắp trong các bon, buôn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông các hoạt động dệt thổ cẩm vẫn được duy trì để phục vụ cuộc sống hàng ngày và thu hút khách du lịch.

Theo Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null