Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 với nhiều hoạt động đậm nét văn hóa đất Tổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các hoạt động phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh gắn kết chặt chẽ với du lịch, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa độc đáo vùng đất Tổ.
Rước kiệu vào Đền Thượng Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Rước kiệu vào Đền Thượng Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2023 đã được tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính mang tính cộng đồng sâu sắc.

Các hoạt động phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh gắn kết chặt chẽ với du lịch, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa độc đáo vùng đất Tổ.

Trang trọng phần lễ, đa dạng phần hội

Theo Ban Tổ chức, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 sẽ có nhiều hoạt động giới thiệu và quảng bá đậm nét các di sản văn hóa của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là hai Di sản Văn hóa đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh là "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và "Hát Xoan Phú Thọ” để người dân hiểu thêm về các giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất Tổ.

Đặc biệt, trong những ngày diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2023, tỉnh sẽ tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh; Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị tại Đền Hùng; Lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức.

Tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì, trong các ngày 21-29/4 (2-10/3 âm lịch), các hoạt động thể thao, văn hóa sẽ liên tục diễn ra như: Khai mạc “Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2023” và “Tuần lễ Di sản Văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh” tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì; Hội thảo quốc tế “Diễn đàn Du lịch, văn hóa, di sản và sự phát triển bền vững Việt Nam.”

Đến Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, du khách sẽ được xem các Giải bơi chải và trình diễn ván chèo đứng tại Hồ Công viên Văn Lang; Giải Bóng đá Cúp Hùng Vương tại Sân vận động Việt Trì; Giải Bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương tại thành phố Việt Trì.

Bên cạnh đó, du khách được tham dự nhiều sự kiện khác như Hội chợ Du lịch Tây Bắc năm 2023 và Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; Hội chợ Triển lãm thương mại công thương vùng Đông Bắc và các Hội thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; trình diễn đâm đuống, đánh trống đồng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; triển lãm “Di sản Văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam;” biểu diễn Múa rối nước phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; trình diễn trang phục áo dài và xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam; thi đấu các môn thể thao truyền thống phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng được tổ chức và đã trở thành sự kiện thể thao thường niên vào mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: TTXVN)

Giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng được tổ chức và đã trở thành sự kiện thể thao thường niên vào mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: TTXVN)

Ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu Di tích lịch sử đền Hùng, cho biết Khu Di tích đã được xác định là Trung tâm Thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Sau hơn 10 năm UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ đã tăng cường đầu tư bảo tồn, tu bổ nhiều di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn.

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được đầu tư khang trang với các khu chức năng như Rừng Quốc gia Đền Hùng, Khu Trung tâm lễ hội, Khu tháp Hùng Vương, Làng Du lịch văn hóa Hùng Vương, Khu Nhà văn hóa Hùng Vương, khu trồng cây lưu niệm phía Bắc và phía Nam...

Việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và các hoạt động văn hóa, du lịch nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, khẳng định giá trị to lớn của hai Di sản Văn hóa thế giới là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ.”

Gắn di sản với phát triển du lịch

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, cho biết các hoạt động phần hội năm nay sẽ được gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch, tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch văn hóa Phú Thọ.

Đặc biệt, về Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, du khách thập phương sẽ được thưởng thức chương trình “Hát Xoan làng cổ” được tổ chức tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Tại các miếu, đình làng Xoan cổ thuộc các xã Kim Đức và Hùng Lô, thành phố Việt Trì, các địa phương sẽ tổ chức trình diễn hát Xoan trong suốt những ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, được phát tích từ thời đại Hùng Vương dựng nước, chỉ có ở vùng đất Tổ Phú Thọ và đã trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Để giúp du khách khám phá, trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc, dịp giỗ Tổ, tỉnh Phú Thọ đã đưa vào hoạt động nhiều tour, tuyến du lịch hấp dẫn về Đền Hùng.

Các tour, tuyến du lịch đều gắn với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, các danh thắng nổi tiếng và hai Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên địa bàn Phú Thọ.

Nhiều tuyến du lịch đã có sức hút đối với du khách như Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân-Khu Di tích lịch sử Đền Hùng-Miếu Lãi Lèn-Làng cổ Hùng Lô; Khu Di tích lịch sử Đền Hùng-Làng cổ Hùng Lô-Vườn Quốc gia Xuân Sơn-Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy; Khu Di tích lịch sử Đền Hùng-Cụm di tích Đền Tam Giang-Chùa Đại Bi-Đền Mẫu Âu Cơ Hạ Hòa...

Để thú hút du khách vào dịp Lễ hội Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kết nối với Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố; triển khai có hiệu quả Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với thành phố Hà Nội, tạo nên nhiều tuyến liên kết du lịch hấp dẫn nhằm thu hút du khách như “Hành trình về nguồn,” “Du lịch liên kết - Vòng cung Tây Bắc,” “Tour du lịch hàng ngày Hà Nội-Phú Thọ;” Chương trình du lịch quốc tế đường sông với loại hình “Du lịch văn hóa di sản-trải nghiệm làng nghề”...; liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ đón khách du lịch từ sân bay Nội Bài đến thăm quan du lịch, lưu trú tại Phú Thọ và thăm quan các tỉnh Tây Bắc.

Cùng với đó, Sở tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới, nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ , đào tạo nguồn nhân lực để tổ chức hoạt động du lịch an toàn, hiệu quả; tăng cường xúc tiến, quảng bá, triển khai các chính sách kích cầu thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, đặc biệt là hai Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ;” gắn việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các tour, tuyến du lịch trải nghiệm văn hóa tâm linh vùng đất Tổ, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.