Nhiều sự kiện văn hóa quốc gia đặc sắc trong lễ hội Đền Hùng năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ sẽ diễn ra tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) từ ngày 21 đến 28-4. Trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa quốc gia đặc sắc.

Cụ thể, lễ hội Đền Hùng được UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo tổ chức đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng, tập trung vào các hoạt động chính: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; lễ giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hoa tại bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong"; lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thành, thị trong tỉnh.

Lễ hội Đền Hùng. Ảnh nguồn Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ

Lễ hội Đền Hùng. Ảnh nguồn Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ

Đáng chú ý, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp cùng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Liên hoan diễn ra từ ngày 21 đến 24-4, giới thiệu 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam với sự tham gia của các nghệ nhân, người thực hành, cộng đồng chủ thể di sản văn hóa phi vật thể ở một số tỉnh, thành phố có di sản văn hóa phi vật thể.

Riêng Phú Thọ đã có 2 di sản là hát xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Ngoài ra Phú Thọ còn là đồng chủ thể là ca trù và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; hội thảo Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, các đơn vị cũng tổ chức Triển lãm Di sản văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam (từ ngày 21 đến 29-4) nhằm thể hiện sự nỗ lực, vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết khi tham gia Công ước 2003 của UNESCO.

Ngoài ra, trong phần hội còn diễn ra nhiều hoạt động khác như: Giải bơi chải và trình diễn ván chèo đứng tại hồ Công viên Văn Lang; Giải bóng đá Cúp Hùng Vương tại Sân vận động Việt Trì; Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương tại Nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tỉnh; Hội chợ Du lịch Tây Bắc năm 2023 và Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ tại khu vực ngã 5 đền Giếng; Hội chợ triển lãm thương mại công thương vùng Đông Bắc-Phú Thọ năm 2023 tại Sân vận động Bảo Đà; Hội trại văn hóa và Liên hoan văn nghệ quần chúng phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương tại khu núi Phú Bùng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Hội thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; trình diễn đâm đuống, đánh trống đồng tại nhà Công quán, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; trình diễn trang phục áo dài và xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam “Non sông gấm vóc”; Tổ chức đoàn famtrip “Hành trình du lịch sắc màu Trung du”…

Do lễ hội diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nên dự báo lượng khách lớn về Phú Thọ trong dịp này sẽ tăng cao, ước đón 8 triệu lượt du khách. Vì thế, Phú Thọ đã và đang chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai công tác an ninh, giao thông, kiểm soát vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chỉnh trang đô thị.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.