Giao duyên tân cổ trong cây đàn violin tre của một thầy giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dường như “tình yêu” nhạc cụ dân gian Tây Nguyên mấy chục năm đã ngưng tụ, hòa trong máu của ông giáo Nguyễn Trường. Không chỉ hiểu kỹ, chơi hay, kỳ công với việc bảo tồn, quảng bá,  các nhạc cụ truyền thống Tây Nguyên, ông Trường còn chế tác nhạc cụ mới - cây đàn violin chất liệu  bằng tre, nứa để bổ sung vào kho tàng nhạc cụ dân gian...

 

Ông Nguyễn Trường bên cây đàn violin làm bằng tre hay còn gọi là Viokram. Ảnh: Bảo Trung
Ông Nguyễn Trường bên cây đàn violin làm bằng tre hay còn gọi là Viokram. Ảnh: Bảo Trung



Đàn violin tre “độc” nhất Việt Nam

Thầy Trường bỏ dở buổi dạy đàn violin cho một nhóm học sinh tiểu học để đón khách từ xa đến là chúng tôi. Căn nhà thầy Trường đơn sơ, nhưng có thể làm choáng ngợp với bất kỳ khách lạ, bởi phần lớn không gian ông dành trưng bày các bộ nhạc cụ truyền thống của người Tây Nguyên. Tình yêu đối với các nhạc cụ đó bộc lộ rõ trong cách thầy Trường sắp đặt, bảo quản chúng ở một góc riêng, ngăn nắp, sạch sẽ.

Thầy Trường cho biết, sau khi nghỉ hưu, ông lấy việc dạy đàn là một thú vui, và mong truyền được ngọn lửa đam mê nghệ thuật cho các em, nhưng chúng tôi thấy trong mắt ông một niềm hạnh phúc viên mãn. "Nhà tôi chẳng có gì giá trị ngoài bộ nhạc cụ như các anh đã thấy, đó là tâm huyết suốt nhiều năm trót vướng duyên với nhạc cụ dân gian của đồng bào Tây Nguyên. Không biết, không hiểu thì thôi nhưng đã lỡ "yêu" nó rồi thì không thể dứt ra được đâu”.

Ông giáo Nguyễn Trường, ngụ TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã nổi danh vì có nhiều năm giảng dạy âm nhạc dân gian Tây Nguyên và đàn violin. Ông là Hội viên hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, phụ trách công tác quản lý  phòng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk từ những năm 1990. Nhiều năm giảng dạy, truyền thụ các nhạc cụ hiện đại như piano, ghi ta, violin... nhưng thầy Trường vẫn mê hoặc các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Có lẽ đó là lý do ông đã chế tác ra loại nhạc cụ "giao duyên" là cây đàn violin bằng tre nứa này.

Cầm cây đàn violin tre, thầy Trường giới thiệu: “Đây là sản phẩm mới nhất được tôi mất nhiều thời gian nghiên cứu, chế tác, cây đàn violin làm bằng tre và nứa - nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, không mất nhiều thời gian để kiếm tìm. Ngoài ra, cây đàn này nhẹ hơn cây đàn violin truyền thống một chút nhưng ngân vang âm điệu rất đặc trưng của cao nguyên đại ngàn. Khi  kéo cần, đàn phát ra âm hưởng tre nứa cứ như tiếng gió rừng, tiếng suối róc rách... vừa gần gũi, vừa xa lạ. Tất nhiên, người chơi được đàn này trước hết phải thạo “món” violin truyền thống”. Có lẽ, cây đàn violin bằng tre của thầy Trường là cây đàn violin “độc” nhất Việt Nam.

Nhạc cụ dân gian Tây Nguyên được biết đến là bộ Cồng chiêng, đàn T’rưng, Đàn đá... mang đậm âm hưởng vang vọng của núi rừng, quen thuộc. Nay thêm cây đàn Violin tre này, không quá khi nói rằng thầy Trường đã góp phần tạo thêm một “âm sắc” mới vào dàn nhạc dân tộc truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.


 

Những cây Viokram được ông Trường mất nhiều công sức chế tác. Ảnh: Bảo Trung
Những cây Viokram được ông Trường mất nhiều công sức chế tác. Ảnh: Bảo Trung



Biểu diễn cho chúng tôi nghe một khúc đàn, thầy Trường giải thích thêm: "Đứa con tinh thần này được tôi đặt tên là Viokram. Vì chữ “kram” trong tiếng Êđê có nghĩa là “Tre”. Người dân tộc Êđê chiếm một bộ phận đông đảo ở Tây Nguyên. Đàn violin tre có 4 dây từ thấp tới cao là Sol, Re, La, Mi với lần lượt được kí hiệu là G, D, A, E với âm mộc đặc trưng của tre nứa, có giá thành thấp hơn rất nhiều so với Violin phổ thông, đơn giản vì nguyên liệu chính là bằng tre, nứa. Một điều nữa đó là nó được làm thủ công, tỉ mỉ đến từng chi tiết, ai cũng có thể trải nghiệm với  nhạc cụ này miễn là chịu khó rèn luyện và có niềm đam mê.

Phổ biến rộng rãi với công chúng

Thầy trường nhấc cây đàn lên, chỉ vào thân cây đàn cho biết, làm ra cây đàn Viokram này đòi hỏi người chế tác phải có sự tỉ mỉ, cân chỉnh vị trí đục, lắp ráp phải chuẩn từng ly. Nếu lệch chuẩn thì khi diễn tấu cao độ đàn sẽ bị phô, người am hiểu sẽ không chấp nhận.

Khi nghe thầy Trường diễn tấu và giới thiệu cây đàn Viokram thì mới cảm nhận được tình yêu vô bờ mà thầy dành cho cây Viokram này nói riêng và nhạc cụ dân gian Tây Nguyên nói chung. Thật khó kiếm một người nghệ sĩ nào ở Đắk Lắk có được niềm đam mê một cách bền bỉ với nhạc cụ của đồng bào miền núi như thầy Trường.

Nghệ sĩ Nhân dân Y San Alio, Trưởng đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk nhận định: “Đàn violin tre hay Viokram là một chế tác độc đáo của anh Nguyễn Trường. Từ những vật dụng thân thuộc, gần gũi của Tây nguyên anh đã chế ra một loại nhạc cụ  vừa mang âm hưởng rất riêng của núi rừng vừa có thể đệm để chơi bất kỳ dòng nhạc nào. Nhìn chung với sáng chế này, anh Trường cũng nên nghiên cứu giới thiệu rộng rãi để nhiều người biết đến hơn”.   

“Phải nhấn mạnh một điều đó là cây đàn này có thể tải được âm thanh các nhạc cụ truyền thống lâu đời của Tây Nguyên. Tất cả đều hội tụ trong loại nhạc cụ này, bao gồm tính cộng đồng gần gũi với đời sống của người dân bản địa. Bên cạnh đó, nó không hào phóng nhưng mang đậm sự mộc mạc của núi rừng. Hiện nay chiếc đàn Viokram vẫn chưa giới thiệu rộng rãi ra bên ngoài. Chỉ những bạn bè, thân hữu cùng chung niềm đam mê mới biết đến sự tồn tại của nó. Gần đây, một số người nước ngoài cũng đã tìm đến và ngỏ ý đặt mua nhưng tôi vẫn chưa gật đầu đồng ý với bất kỳ ai” - thầy Trường cho hay.

Chế tác ra một cây đàn không phải là chuyện quá lạ lẫm trong thời buổi này nhưng để làm ra được một cây đàn vừa mang tính thẩm mỹ vừa có ‘hồn’ thì không phải ai cũng làm được. Nói như vậy bởi lẽ, có nhiều người mất cả chục năm mân mê, tìm tòi nhưng vẫn thật khó để làm ra sản phẩm bản thân ưng ý. Nhưng cũng có người chẳng cần mất quá nhiều thời gian đến vậy, chỉ cần có đủ tình yêu, đam mê, hết lòng vì sở nguyện thì khi “duyên lành” tìm đến, mọi thứ sẽ đều sẽ trọn vẹn.


 


Khi nghe thầy Trường diễn tấu và giới thiệu cây đàn Viokram thì mới cảm nhận được tình yêu vô bờ mà thầy dành cho cây Viokram này nói riêng và nhạc cụ dân gian Tây Nguyên nói chung. Thật khó kiếm một người nghệ sĩ nào ở Đắk Lắk có được niềm đam mê một cách bền bỉ với nhạc cụ của đồng bào miền núi như thầy Trường.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/giao-duyen-tan-co-trong-cay-dan-violin-tre-cua-mot-thay-giao-787724.ldo


Theo BẢO TRUNG (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.