Gian nan thợ điện vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trải qua thời gian hình thành và phát triển, đến nay, hệ thống lưới điện Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) đang ngày càng hoàn thiện. 100% phường, xã, thị trấn có điện, 100% tổ, thôn, làng có điện và 98% số hộ dân có điện - đó thực sự là những con số biết nói, thể hiện nỗ lực của cả ngành điện, trong đó, không thể không kể tới công lao của những người thợ điện.

Nhọc nhằn thợ đường dây

Thợ đường dây điện là một nghề rất vất vả, nặng nhọc, nguy hiểm. Để cấp điện ổn định cho bà con, những người thợ điện phải đánh đổi cả tính mạng của mình, nhất là những người làm điện ở vùng cao, nơi có khí hậu, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.

 

Để đến địa điểm làm việc, thợ điện miền núi Gia Lai phải lội bộ trong điều kiện đường sá khó khăn.
Để đến địa điểm làm việc, thợ điện miền núi Gia Lai phải lội bộ trong điều kiện đường sá khó khăn.

Anh Trần Văn Thành - Đội trưởng Đội QLVHĐZ&TBA Điện lực Mang Yang (PC Gia Lai) - chia sẻ: “Đối với công nhân điện ở vùng cao, việc trèo đèo, lội suối, đi bộ vài chục cây số trong rừng để kiểm tra đường dây, giải quyết sự cố mất điện là chuyện hằng ngày. Vì vậy, những người thợ điện như chúng tôi buộc phải thích nghi với công việc trong mọi tình huống, để hoàn thành công việc được giao. Chúng tôi phải dùng cơm bất cứ thời gian hay địa điểm nào có thể, chỉ nằm ngả lưng nghỉ ngơi khi công việc đã xong. Và cứ mỗi khi mất điện, bất kể mưa, gió, đêm hôm là đều phải lên đường… Bởi vậy, có người còn gọi chúng tôi là “những chiến sĩ điện” thầm lặng”.

Đã không biết bao nhiêu lần mà kể, giữa đêm mưa to gió lớn, ở đâu đó lại xảy ra sự cố điện. Cả đội lại phải lao vào rừng tìm kiếm vị trí sự cố suốt đêm. Khi tìm ra được sự cố và sửa chữa xong, đến lúc quay về thì điện thoại ngấm nước mưa hỏng hết, bộ đồ trên người nước chảy thành dòng… Khổ cực là vậy, nhưng nhiệm vụ hoàn thành, anh em lại nhìn nhau cười nhẹ nhõm.

Gian nan thu tiền điện

Hiện nay, việc thu tiền điện ở vùng sâu, vùng xa thường thông qua các đại lý. Tuy nhiên, để thu được tiền điện, những người thu ngân không khác gì những người “nằm vùng”. Với đặc thù dân cư sống thưa thớt, người dân lại thường hay đi rẫy vài ba ngày mới về nên các thu ngân phải hiểu và nắm được “thời gian biểu” sinh hoạt của từng khách hàng, từng vùng miền mà thu cho hiệu quả. Thế nhưng không phải cứ về đến làng, gặp được khách hàng là thu được tiền điện. Dù chỉ số côngtơ rất thấp, nhưng nhiều hộ dân vẫn không đủ khả năng chi trả tiền điện mỗi tháng vài chục ngàn.

 

Cùng ăn, ở với đồng bào địa phương (ảnh nhỏ).
Cùng ăn, ở với đồng bào địa phương (ảnh nhỏ).

Anh Nguyễn Anh Dũng, công tác tại Điện lực Kbang (PC Gia Lai) tâm sự: “Trước đây, khi chưa có các dịch vụ thu hộ, tôi được phân công đi thu tiền điện. Có khi chỉ thu khoảng vài trăm ngàn thôi, nhưng nhân viên chúng tôi phải đi hai ba ngày mới thu xong. Chưa kể mỗi lần đi thu tiền điện, tôi phải mang theo dụng cụ để kết hợp khắc phục, sửa chữa đường dây, tư vấn sử dụng điện tiết kiệm an toàn cho người dân”.

Thu tiền điện ở vùng sâu, vùng xa, việc đi thu ngân vài ba ngày mới về là chuyện thường! Nhiều nơi đường giao thông chưa có hay đường giao thông bị sạt lở, chia cắt, thợ điện còn phải bơi qua sông hoặc đi đường mòn xuyên rừng, về làng để ghi chỉ số điện, thu tiền điện, sửa chữa, khắc phục sự cố. Vất vả là thế nhưng những người thợ điện này đều có một điểm chung là yêu nghề, tâm huyết với nghề. “Cái nghề này đã theo rồi không bỏ được. Kéo dây, dựng trụ vất vả lắm, nhưng khi điện đến từng đường làng ngõ xóm, nhìn ánh mắt rạng ngời, nụ cười sung sướng của người dân thì lại quên hết những mệt nhọc” - anh Dũng nói thêm.

Đến nay, PC Gia Lai đang quản lý hệ thống lưới điện gồm trên 4.580 km đường dây trung áp, khoảng 4.300 km đường dây hạ áp, gần 4.100 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 656.100kVA kết nối và nhận điện từ Hệ thống điện quốc gia qua 9 trạm biến áp 110kV. Toàn tỉnh có 222/222 phường, xã, thị trấn có điện - đạt 100%; 2.508/2.508 tổ, thôn, làng có điện - đạt 100%; 312.910/319.992 hộ dân có điện - đạt 97,8%. Góp phần làm nên thành công đó phải kể đến sự nỗ lực rất lớn của mỗi CBCNV PC Gia Lai trong điều kiện công tác khó khăn, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của người thợ điện vùng cao luôn đòi hỏi họ phải cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Võ Công Hiền/laodong

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.