Già Rơ Lan Níp “dân vận khéo”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Trăn trở trước vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, già làng Rơ Lan Níp (làng Nhao 1, xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực tuyên truyền, vận động, đưa ra các quy định cụ thể vào hương ước, quy ước để dân làng cùng thực hiện. Nhờ đó, bà con ngày càng hiểu rõ những hệ lụy và chung tay loại bỏ vấn nạn này.

Em Kpuih N. (làng Nhao 1, xã Ia Kênh) vừa tròn 16 tuổi. Dự tính, cuối năm nay, em sẽ tổ chức đám cưới với bạn trai cùng làng. Mặc dù được nhiều người khuyên nhủ nhưng gia đình vẫn mong muốn cho N. kết hôn sớm. Khi nghe tin, già làng Rơ Lan Níp đã xuống tận nhà thăm hỏi, khuyên nhủ N. và gia đình. Sau nhiều ngày kiên trì, ông đã thuyết phục được gia đình tạm dừng việc cưới hỏi.

Em N. cho hay: “Em quen bạn trai khi 16 tuổi và có ý định tổ chức đám cưới. Được già làng cùng cán bộ xã đến giải thích, vận động nên em và gia đình đều hiểu rõ tác hại của việc kết hôn sớm. Vì vậy, chúng em quyết định chờ sau khi đi học nghề và có việc làm ổn định thì mới lập gia đình”.

Già làng Rơ Lan Níp thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Ảnh: Mai Ka

Già làng Rơ Lan Níp thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Ảnh: Mai Ka

Gần 10 năm đảm nhiệm vai trò già làng, điều ông Níp trăn trở nhất là làm sao để dân làng từ bỏ các tập tục lạc hậu, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết. “Làng Nhao 1 có 200 hộ, trong đó có 158 hộ là người Jrai. Trước đây, tình trạng tảo hôn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, không êm ấm. Vì vậy, tôi đã cùng hệ thống chính trị của làng tổ chức các buổi tư vấn, sinh hoạt nhóm, tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Dân số cũng như tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Đối với những gia đình cố tình tổ chức đám cưới cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt theo quy định của làng, xã”-ông Níp chia sẻ.

Ông Níp cho biết thêm: Nhiều năm về trước, nghi thức cưới hỏi của người Jrai ở làng được tiến hành theo phong tục tập quán, thường không chú trọng đến việc làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã. Điều này gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc nắm bắt các trường hợp kết hôn không đủ tuổi, từ đó phát sinh tình trạng tảo hôn. Cùng với đó, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhanh, dẫn đến giới trẻ dễ dàng tiếp cận các thông tin không lành mạnh. Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là một trong những lực cản đối với sự phát triển của địa phương.

“Chúng tôi tuyên truyền, vận động bà con chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” do TP. Pleiku triển khai. Cùng với đó, tôi chủ động họp bàn cùng hệ thống chính trị làng và bà con, đưa mục tiêu về hôn nhân và gia đình vào chương trình và kế hoạch hoạt động của làng; các hương ước, quy ước của làng đều có nội dung cam kết không tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà nhận thức của bà con ngày được nâng cao. Năm 2020, làng Nhao 1 chỉ xảy ra 1 trường hợp tảo hôn. Từ năm 2021 đến nay không còn trường hợp nào”-ông Níp phấn khởi nói.

Già làng Rơ Lan Níp vận động bà con đóng góp làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nếp sống văn minh. Ảnh: Mai Ka

Già làng Rơ Lan Níp vận động bà con đóng góp làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nếp sống văn minh. Ảnh: Mai Ka

Ông Rơ Châm Duih-Bí thư Đảng ủy xã Ia Kênh-thông tin: Xã có trên 80% dân số là người Jrai. Nhận thức của một bộ phận bà con vẫn còn hạn chế, nhất là vấn đề tảo hôn. May mắn là địa phương có các già làng uy tín, trong đó có già làng Rơ Lan Níp đã chung tay cùng chính quyền đẩy lùi vấn nạn này. Thông qua các buổi họp dân, ông Níp đã kết hợp tuyên truyền các văn bản pháp luật, các vấn đề bạo lực gia đình, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống lồng ghép với các phong trào, cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”… Đến nay, tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở làng Nhao gần như không xảy ra, vấn nạn tảo hôn từng bước được đẩy lùi.

Có thể bạn quan tâm

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Vững vàng khối đại đoàn kết toàn dân

Vững vàng khối đại đoàn kết toàn dân

(GLO)- Ngày 5-12-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Chỉ thị một lần nữa khẳng định sự cần thiết và tính phù hợp của công tác kết nghĩa trên địa bàn tỉnh.

Anh hùng Núp: Trăm năm một tinh anh

Anh hùng Núp: Trăm năm một tinh anh

(GLO)- Ngày 2-5-2024 là tròn 110 năm Ngày sinh Anh hùng Núp (1914-1999), người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, trong khuôn khổ triển lãm “Di sản văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”, Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông.

Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

(GLO)-

Chiều 25-4, Công ty TNHH một thành viên 72 (Công ty 72), Binh đoàn 15 tổng kết công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt năm 2023 và điều chỉnh địa chỉ kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc với các thôn, làng.

Vẹn nguyên phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Vẹn nguyên phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

(GLO)- Mỗi dịp tháng 4 về, những cựu chiến binh huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử lại bồi hồi nhớ về một thời oanh liệt đã qua. Trở về với cuộc sống đời thường, họ tiếp tục cống hiến cho địa phương, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.