Giả mạo nhân viên ngân hàng lừa đảo: Thủ đoạn cũ nhưng cách thức ngày càng tinh vi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giả mạo nhân viên ngân hàng, liên hệ khách hàng nhằm “hỗ trợ dịch vụ” sau đó lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản… là thủ đạo lừa đảo tuy cũ nhưng ngày càng được biến hóa tinh vi trong thời gian gần đây.

Thực tế, các hoạt động lừa đảo theo hình thức này đã được diễn một thời gian dài, hàng loạt các ngân hàng cũng đã lên tiếng cảnh báo thường xuyên đến khách hàng của mình. Tuy nhiên, với cách thức lừa đảo ngày càng tinh vi, nhiều khách hàng vẫn trở thành nạn nhân, cung cấp các thông tin cá nhân và thậm chí là mã OTP để đối tượng lừa đảo thực hiện dịch vụ vay/rút tiền, chiếm đoạt tài sản.

Nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng, OCB đã nhanh chóng và liên tục đưa ra nhiều cảnh báo.
Nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng, OCB đã nhanh chóng và liên tục đưa ra nhiều cảnh báo.

Lợi dụng sự cả tin, mất cảnh giác của khách hàng, các đối tượng mạo danh nhân viên tín dụng hỗ trợ các dịch vụ thẻ, chủ động liên hệ qua nhiều hình thức. Tạo ra các đường link gần giống với website ngân hàng, yêu cầu khách nhập thông tin đồng thời cung cấp OTP, từ đó chiếm đoạt thành công số tiền.

Mới đây, chị Thủy tại TP Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh gặp trường hợp khi vừa nhận được thẻ tín dụng từ ngân hàng sau khi đăng ký thành công trên app nhưng chưa kích hoạt xài thẻ vật lý, thì một số máy bàn gần giống với số hotline ngân hàng liên tục gọi đến và tự xưng là nhân viên hỗ trợ thẻ của ngân hàng để hỗ trợ chị kích hoạt thẻ, nhận ưu đãi miễn phí lãi thường niên.

Đối tượng gửi yêu cầu kết bạn thông qua ứng dụng mạng xã hội, nhanh chóng gửi thông tin và yêu cầu chị Thủy điền vào theo đường link để kích hoạt thẻ, nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chị Thủy đã nhanh chóng liên hệ với ngân hàng thông qua hotline tại website chính thống và được xác nhận đây là trường hợp giả mạo nhân viên ngân hàng nhằm trục lợi bất hợp pháp, đối tượng cũng nhanh chóng phát hiện và chặn chị Thủy ngay sau đó.

Đặc điểm chung của các hình thức lừa đảo này là các đối tượng thường liên hệ với khách hàng bằng số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn có dãy số gần giống với số tổng đài của ngân hàng. Tiếp đó, tiến hành mạo danh nhân viên ngân hàng, kết bạn với khách hàng trên các ứng dụng mạng xã hội, thực hiện tư vấn rút tiền từ thẻ tín dụng, nâng hạng mức thẻ hoặc một số các dịch vụ khác liên quan đến sản phẩm thẻ.

Trong quá trình tư vấn, các đối tượng trên sẽ yêu cầu khách hàng quét mã QR, chụp mặt trước, mặt sau CMND/CCCD, chụp hình ảnh khuôn mặt khách hàng hoặc truy cập các website/ứng dụng giả mạo do đối tượng lừa đảo thiết kế để khách hàng cung cấp thông tin thẻ, số OTP hoặc thông tin tài khoản ngân hàng...

Ngay sau khi khách hàng cung cấp thông tin, đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt quyền sử dụng thẻ/tài khoản ngân hàng của khách hàng để chiếm đoạt tài sản.

Đứng trước vấn nạn trên, hàng loạt các ngân hàng đã phát tín hiệu cảnh báo, kêu gọi khách hàng hãy cảnh giác với các thủ đạo lừa đảo giả mạo, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của các ngân hàng mà còn mang đến hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của khách hàng và người dân.

Cụ thể, tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhanh chóng và liên tục đưa ra một số khuyến cáo như sau: Không cho người khác mượn thẻ, không lưu thông tin thẻ trên điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị nào; Không chia sẻ thông tin thẻ lên mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, chiếm đoạt tài sản; Không cung cấp thông tin bảo mật như: Thông tin thẻ, thông tin đăng nhập tài khoản và số OTP hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến thẻ cho bất cứ ai, dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả nhân viên ngân hàng. Tuyệt đối không quét mã QR hoặc truy cập vào các đường link lạ và không chụp hình ảnh khuôn mặt, CMND/CCCD trên đường link không chính thống của OCB.

Trường hợp chủ tài khoản đã thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lộ thông tin thẻ thì phải lập tức khóa thẻ thông qua ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI hoặc liên hệ tổng đài 18006678 hoặc chặn cuộc gọi lạ (VD: truy cập link khongquangcao.ais.gov.vn,… hoặc gọi nhà mạng) để tránh bị làm phiền đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng hoặc ngân hàng để được hỗ trợ.

Bên cạnh các khuyến cáo trên, OCB cũng đã ra thông báo khẳng định ngân hàng không cung cấp thông tin khách hàng ra bên ngoài, đồng thời không cung cấp các dịch vụ như tư vấn rút tiền từ thẻ tín dụng, nâng hạn mức thẻ… Các thông tin chính thức của OCB sẽ luôn được truyền thông công khai trên các phương tiện chính thống và thuộc sở hữu của ngân hàng bao gồm: website https://ocb.com.vn/; Fanpage OCB - Ngân hàng Phương Đông; Zalo Thẻ tín dụng - Ngân hàng OCB hoặc thông qua đường dây nóng cố định: (028) 36220195, 0336076768, 0898137062.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.