Gia Lai tôn vinh cống hiến của văn nghệ sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định về việc công nhận tác giả, tác phẩm nhận Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật lần thứ IV (2016-2021). Qua 4 lần tổ chức, giải thưởng ghi nhận và tôn vinh sự cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, khích lệ sáng tạo thêm nhiều tác phẩm xuất sắc về đất và người Gia Lai.

Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật lần thứ IV (2016-2021) xét tặng các tác giả chuyên và không chuyên có tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật được công bố từ tháng 5-2015 đến tháng 12-2020, có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao về đề tài Gia Lai. Từ 117 tác phẩm tham gia, Hội đồng chung khảo đã thẩm định và trao giải cho 47 tác phẩm, trong đó có 7 giải A, 10 giải B, 14 giải C, 15 giải khuyến khích, 1 giải tác giả trẻ (tương đương giải khuyến khích).

 Năm 2021, các hoạt động nghệ thuật của đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho công tác phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Phương Duyên
Năm 2021, các hoạt động nghệ thuật của đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho công tác phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Phương Duyên


“Đường xưa, lối cũ” và những sắc thái mới

Vẫn đề tài chủ đạo là Tây Nguyên hùng vĩ nói chung, đất và người Gia Lai nói riêng cùng những nét văn hóa đặc sắc, song theo đánh giá của Hội đồng chung khảo, các tác phẩm đạt Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật lần thứ  IV đều mang sắc thái và hơi thở mới.

Đơn cử, các tác phẩm Mỹ thuật đã thể hiện sâu sắc đời sống tâm linh và bản sắc văn hóa lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: “Sức sống đại ngàn” (Lê Hùng); “Mẹ Tây Nguyên” (Mai Quý Ngọc); “Gùi củi” (Hồ Thị Xuân Thu); “Vào hội” (Võ Văn Tiếng)... Bên cạnh đó còn là những tác phẩm có tính thời sự với đề tài nóng bỏng là công tác phòng-chống dịch Covid-19 (“Áo trắng vùng cao”, “Phòng dịch vùng cao”-Nguyễn Văn Chung). Bố cục tác phẩm đa dạng, hình tượng cách điệu mạnh mẽ, sống động, uyển chuyển, hài hòa; biểu hiện chân thực nhưng hiện đại. Vẫn hành trình “đường xưa, lối cũ” song các tác giả đã khẳng định tư duy sáng tạo khi đầu tư khai thác đề tài và lối thể hiện mới, lạ, biểu cảm cao.

Ảnh: Phương Duyên
Chương trình giao lưu với những gương mặt nổi bật của chuyên ngành Mỹ thuật do Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức đầu tháng 1-2022. Ảnh: Nguyễn Minh Tuấn 


Các tác phẩm múa đạt giải gồm: Tiếng đàn buôn em (Trần Quang Tâm); Những bước chân huyền thoại, Giữ rẫy (Đặng Công Hưng); Mộ đêm, Khát (Phan Vũ Lợi) hầu hết cũng được xây dựng trên nền tảng dân gian kết hợp yếu tố đương đại, đặc biệt là thể loại thơ múa. Nội dung và các tuyến hành động đa dạng, phương pháp kết cấu mang tính chuyên nghiệp cao, phản ánh cuộc sống và lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Tương tự, chuyên ngành Âm nhạc vừa tiếp cận giá trị nghệ thuật đương đại song vẫn định hình tính chất dân gian rõ nét, vừa gần gũi, chân thật, vừa lắng đọng, lan tỏa, nổi bật là ca khúc “Tượng mồ” của nhạc sĩ Thảo Nam Giang. Từng đạt giải A Liên hoan Âm nhạc toàn quốc khu vực phía Nam năm 2019, ca khúc lấy cảm xúc chân thực từ những bức tượng nhà mồ trong phong tục và đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar, Jrai, đồng thời vận dụng phong cách âm nhạc dân tộc nhuần nhuyễn, tạo giai điệu độc đáo.

11 tác phẩm đạt giải ở chuyên ngành Văn học cũng được đánh giá cao với lối thể hiện giàu cảm xúc, chân thực, tinh tế, khắc sâu vào lòng người đọc về vùng đất, con người, số phận cùng nhiều biến chuyển, được-mất, giằng co giữa truyền thống và hiện đại. Điển hình là các tác phẩm: “Nơi xưa là rừng” (Thu Loan); “Pơ lang sẽ phủ cành” (Trương Thị Chung); “Phía trước là bầu trời” (Hoàng Thanh Hương); “Đất khách” (Ngô Thanh Vân); “Ngày hạt mầm tỏa hương” (Lê Vi Thủy); “Ngày đã qua” (Đào An Duyên)…

Các tác giả nhận huy chương đồng từ Ban tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 24 năm 2019 tại Gia Lai. Ảnh M.jpg
Trao thưởng cho các tác giả đạt giải tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 24 năm 2019 tại Gia Lai. Ảnh: Minh Châu


“Độc cứ” chuyên ngành Điện ảnh là các nhóm tác giả đang công tác tại Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai. Các tác phẩm được Hội đồng chung khảo đánh giá thực hiện công phu, chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt, nội dung khúc chiết, tính lan tỏa cao, truyền tải thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn văn hóa của các dân tộc bản địa như: Hồn chiêng (Nguyễn Anh Tuất, Phan Xuân Nguyên, Bùi Minh Vũ, Tạ Kim Ngân, Nguyễn Năng Hùng); Những nghệ nhân cuối cùng (Tạ Kim Ngân, Lý Viễn Khánh, Nguyễn Năng Hùng).

Các tác phẩm thuộc chuyên ngành Nhiếp ảnh cũng đã thể hiện khá sâu cảm xúc thông qua sự đa dạng góc máy, tránh gượng ép do dùng kỹ thuật photoshop quá đà, nhờ đó tạo được rung động thật sự qua các đề tài, chi tiết rất đời thường. Với tiêu chí “Thật, Thiện, Đẹp và Mới”, các tác giả đã “vẽ” cảm xúc của mình trong khoảnh khắc vàng của ánh sáng, bố cục hợp lý. Trong 5 năm qua, các nghệ sĩ tham gia giải lần này đã đạt hơn 100 bằng danh dự và huy chương các loại tại các cuộc thi quốc tế và khu vực.

Tại giải thưởng lần này, có 2 chuyên ngành chỉ có 1 tác giả/nhóm tác giả đạt giải, đó là Văn nghệ dân gian và Sân khấu. Đạt giải A chuyên ngành Văn nghệ dân gian là nhạc sĩ Lê Xuân Hoan với tập sách “Dân ca Jrai tập II” và “Thang âm điệu thức trong âm nhạc dân gian Jrai”. Các tác phẩm đã thể hiện tâm huyết và sự dày công của tác giả nhằm làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian địa phương, không để khuất lấp, tan biến những tư liệu văn hóa quý hiếm đang có nguy cơ ngày càng mai một. Trong khi đó, ở chuyên ngành Sân khấu, tác phẩm “Cùng chung tay đổi mới” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Diễm My, Phan Đức Cường, Ngô Công Lý được trao giải B. Nội dung kịch bản phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân địa phương trong quá trình di dời, hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới. Đây là đề tài rất được quan tâm, cần nhân rộng, tuyên truyền; các tình tiết hấp dẫn, mạch lạc, tạo nên nhiều điểm thắt nút, cuốn hút người xem.

Khẳng định trách nhiệm xã hội của nghệ sĩ  

Chia sẻ niềm vinh dự khi được trao giải B chuyên ngành Mỹ thuật với bộ tác phẩm khắc họa một Tây Nguyên đầy khát vọng sống (“Tâm sự”, “Mùa trăng”, “Mẹ Tây Nguyên”), họa sĩ Mai Quý Ngọc cho hay: Dù đây là lần thứ 3 nhận giải thưởng Văn học-Nghệ thuật tỉnh nhưng bản thân anh vẫn cảm nhận một niềm vui tròn đầy. “Đây là giải thưởng rất quan trọng đối với anh em văn nghệ sĩ tỉnh nhà, từ đó động viên, khích lệ họ sáng tạo thêm nhiều tác phẩm tốt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật”-họa sĩ Mai Quý Ngọc nhận định. Anh cũng chia sẻ dự định trong thời gian tới, đó là tiếp tục tìm tòi, sáng tạo dựa trên văn hóa đặc sắc Tây Nguyên. Họa sĩ này khẳng định: “Đây là đề tài không mới nhưng chưa khi nào cũ, khai thác không bao giờ cạn. Cái chính là người nghệ sĩ phải tìm ra hướng đi để tạo sự mới mẻ cho tác phẩm của mình. Nhiều họa sĩ chọn đề tài này nhưng mỗi người định hình một phong cách đặc trưng khó lẫn, tạo nên sự phong phú cho lĩnh vực mỹ thuật tỉnh nhà”.

Tác phẩm “Nắm đấm sắt” của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh truyền đi thông điệp mạnh mẽ về tinh thần phòng-chống dịch. Ảnh: Minh Châu
Tác phẩm "Nắm đấm sắt" của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh nằm trong bộ tác phẩm được trao giải C-Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật tỉnh lần thứ IV. Ảnh: Minh Châu

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng chung khảo: “Đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà đã có nhiều tác phẩm chất lượng, góp phần quảng bá hình ảnh đẹp về vùng đất và con người cũng như bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. So với Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật lần thứ III (2010-2015), số lượng tác giả tham gia xét giải lần này đông đảo hơn, chất lượng tác phẩm có những sắc thái và hơi thở mới. Thường trực Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật tỉnh trân trọng các tác giả đã có nhiều tác phẩm chất lượng, cống hiến cho hoạt động văn hóa nghệ thuật tỉnh giai đoạn 2016-2021. Hy vọng các tác giả có thêm nhiều tác phẩm xuất sắc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh Gia Lai rộng khắp trong và ngoài tỉnh, khu vực và quốc tế”.

Cũng là lần thứ 3 nhận Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật tỉnh, nhạc sĩ Thảo Nam Giang vô cùng hạnh phúc khi nỗ lực tâm huyết của mình đã được ghi nhận. Đó là khơi dòng chảy văn hóa của dân tộc mình trong đời sống âm nhạc. Với anh, tiếng cồng chiêng, điệu xoang, nhà rông, tượng mồ… đã ngấm vào huyết quản, trở thành đề tài bất tận. Người con Bahnar bày tỏ: “Tôi tiếp tục khai thác những nét độc đáo của văn hóa truyền thống, qua đó quảng bá bản sắc, vùng đất, con người Gia Lai”.

Được trao giải C với các tác phẩm: “Vấn nạn nước ở Tây Nguyên” (ảnh bộ), “Quyết liệt”, “Xin đừng mưa”, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hồ Anh Tiến nêu quan điểm: Người nghệ sĩ không chỉ phản ánh cái đẹp đơn thuần trong nghệ thuật mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua những cảnh báo bằng hình ảnh, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Lần thứ 2 nhận Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật tỉnh, anh nói vui: “Người ta bảo anh em chúng tôi nhìn cứ như… ăn trộm vì đi trên đường mắt lúc nào cũng láo liên tìm kiếm đề tài. Nhưng thực tế là chúng tôi đang ăn trộm… khoảnh khắc. Vậy mà vui. Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật tỉnh là sự động viên rất lớn, thôi thúc mình thêm nỗ lực góp tiếng nói xây dựng cuộc sống, đất nước, con người”.   

Ngoài việc vinh danh những gương mặt xuất sắc, quen thuộc tại các chuyên ngành, Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật tỉnh cũng đã ghi nhận nỗ lực của một số tác giả trẻ. Lần đầu tiên đạt giải, nhà văn Trương Thị Chung (giải B, tập truyện ngắn “Pơ lang sẽ phủ cành”) vui mừng cho biết: Đây là tập sách đầu tay gồm 13 truyện ngắn, chủ đề xuyên suốt là người phụ nữ và những phận người bé mọn trên vùng đất Gia Lai nơi chị đang sinh sống. “Thông điệp tôi muốn chuyển tải đến bạn đọc là: “Cuộc đời này, bất hạnh chưa phải là kết thúc. Hãy can đảm bước đi bằng tấm lòng chân thành nhất, đời sẽ đền đáp cho bạn xứng đáng”. Hiện chị đang hoàn thành 2 bản thảo mới (1 tập tản văn, 1 tập truyện ngắn), hy vọng trong năm 2022 sẽ ra mắt và được bạn đọc ủng hộ. “Mong rằng thời gian tới, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh tổ chức thêm nhiều hoạt động bổ ích như trại sáng tác, mở các cuộc thi thơ, truyện ngắn… để những cây bút trẻ như tôi có cơ hội học hỏi nhiều hơn nữa”-nhà văn Trương Thị Chung kỳ vọng.

 

 PHƯƠNG DUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null