Gia Lai: Tiếp nhận, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong khám-chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện văn bản thỏa thuận giữa UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Gia Lai về hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2017-2020, thời gian qua, các cơ sở khám-chữa bệnh của TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật (CGKT) chuyên môn cho ngành Y tế Gia Lai, góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Giúp người dân tiếp cận dịch vụ kỹ thuật cao
Từ năm 2017 đến nay, trên cơ sở nhu cầu đăng ký cụ thể từ các cơ sở khám-chữa bệnh của tỉnh, các cơ sở khám-chữa bệnh của TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ CGKT trên nhiều lĩnh vực như: Sản phụ khoa; Ngoại chấn thương chỉnh hình; Nhi khoa; Thận tiết niệu và Mạch máu; các lĩnh vực thuộc các chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt, Tâm thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh; Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng… Từ đó, các cơ sở điều trị của tỉnh đã áp dụng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật thay khớp háng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: N.N
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật thay khớp háng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: N.N
Bệnh viện Đa khoa tỉnh là một trong những đơn vị được nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên môn trong khám-chữa bệnh. Theo bác sĩ Phạm Bá Mỹ-Giám đốc Bệnh viện, những năm qua, đơn vị đã được Bệnh viện Từ Dũ hỗ trợ CGKT về phẫu thuật cắt u xơ tử cung qua nội soi ổ bụng; Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình hỗ trợ CGKT về phẫu thuật thay khớp háng; chẩn đoán hình ảnh qua hệ thống khám-chữa bệnh từ xa (Telemedicine) giữa Bệnh viện Đa khoa Gia Lai và Bệnh viện Nhân dân Gia Định… Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh thông tin thêm: Năm 2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã xây dựng kế hoạch cử bác sĩ học tập, tiếp nhận kỹ thuật chuyên môn với các bệnh viện TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình sẽ CGKT phẫu thuật nội soi khớp gối, khớp vai; phẫu thuật thay khớp gối, thay khớp háng. Bệnh viện Bình Dân hỗ trợ CGKT phẫu thuật cắt gan, cắt khối tá tụy, cắt và tạo hình bàng quang; phẫu thuật cắt dạ dày nội soi, cắt thùy phổi nội soi, nội soi tuyến giáp; phẫu thuật điều trị ung thư đường mật, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt... Bệnh viện Từ Dũ hỗ trợ và CGKT bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI, phẫu thuật đặt mesh điều trị són tiểu và sa tạng vùng chậu. Bệnh viện Nhân dân 115 nhận CGKT lọc máu liên tục, đo huyết áp động mạch xâm lấn, lọc máu hấp phụ bằng quả lọc HA 130; đọc và chụp CT mạch vành, mạch máu não, ngực, phổi, bụng, chậu, chi trên, chi dưới; đọc CT Scanner sọ não trong đột quỵ…
Nâng cao năng lực chuyên môn
Đến nay,  Bệnh viện Nhi Gia Lai đã có 7 bác sĩ hoàn thành khóa đào tạo thực hành lâm sàng cấp cứu nhi, 1 bác sĩ hoàn thành khóa đào tạo gây mê hồi sức, 1 bác sĩ hoàn thành khóa đào tạo thực hành siêu âm tổng quát và 2 bác sĩ hoàn thành khóa đào tạo ngoại chấn thương và ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh. Hiện Bệnh viện vẫn đang tiếp tục cử bác sĩ và điều dưỡng học tập, nhận CGKT về thực hành lâm sàng liên chuyên khoa tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Ngoài ra, trong năm 2018, Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đã cử người đến Bệnh viện Nhi tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn 8 đợt cho 503 bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Nhi, Bệnh viện 331 và một số trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố. Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đã CGKT chuyên ngành Nhi Sơ sinh cho đội ngũ y-bác sĩ của Bệnh viện Nhi và một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh. 
Cam kết tiếp tục hỗ trợ cho ngành Y tế Gia Lai trong thời gian đến, GS-TS. Nguyễn Tấn Bỉnh-Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh-cho biết: Sở sẽ tiếp tục cử các bệnh viện thành phố giúp các bệnh viện của tỉnh Gia Lai bằng các hình thức: cử cán bộ trực tiếp chuyển giao, cầm tay chỉ việc, đào tạo, tập huấn chuyên môn tại chỗ; hoặc các đơn vị y tế tỉnh Gia Lai cử cán bộ đi học tập, nhận CGKT tại TP. Hồ Chí Minh, sau đó về triển khai tại các đơn vị mình phụ trách; hỗ trợ chuyên môn thường xuyên qua hệ thống khám-chữa bệnh từ xa (Telemedicine) cho các đơn vị y tế tỉnh Gia Lai...
 NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.