Gia Lai: Thận trọng, chặt chẽ trong việc tiếp nhận người về từ vùng dịch bằng phương tiện máy bay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-10, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai tiếp tục thông tin về công tác phòng-chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ người dân tỉnh Gia Lai đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 ít nhất 1 mũi trong tổng số dân từ 18 tuổi trở lên, đạt 14,72%, trong khi hệ thống y tế cơ sở không đáp ứng được yêu cầu nếu dịch bệnh bùng phát. Như những ngày qua, số công dân về địa phương rất lớn, trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đi từ vùng dịch về địa phương tăng cao, điều kiện cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế của một bộ phận người dân không đáp ứng được. Vì vậy, tỉnh đang rất thận trọng, chặt chẽ trong việc tiếp nhận người về từ vùng dịch bằng phương tiện máy bay để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Thời gian thực hiện áp dụng các điều kiện đối với hành khách bay chuyến nội địa thực hiện thí điểm từ ngày 13-10 đến ngày 20-10-2021.
 

Gia Lai đang rất thận trọng, chặt chẽ trong việc tiếp nhận người về từ vùng dịch bằng phương tiện máy bay để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Ảnh nguồn internet
Gia Lai đang rất thận trọng, chặt chẽ trong việc tiếp nhận người về từ vùng dịch bằng phương tiện máy bay để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Ảnh nguồn internet


Tỉnh đang khẩn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14-10-2021.

Tỉnh Gia Lai đã và đang rất khẩn trương, quyết liệt thực hiện công tác phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đề nghị người dân hạn chế ra ngoài tỉnh nếu không thật sự cần thiết; khi phát hiện người đi từ vùng dịch về, người nhập cảnh vào địa phương... phải kịp thời thông báo cho chính quyền để kiểm tra.

Khi cần tư vấn, hỗ trợ về y tế xin liên hệ y tế địa phương nơi gần nhất hoặc theo đường dây nóng (Bác sỹ Trâm: 0397.735.382; Bác sỹ Thế: 0979.790.134).

Khi cần tư vấn về chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đề nghị liên hệ với ông Nguyễn Hữu Tùng (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) theo số điện thoại 0905.387.234 hoặc 0269.3828.511.

Người dân đang ở các địa phương có dịch có nhu cầu về Gia Lai gọi số điện thoại 069.652.401 hoặc 02866.822.000 để được tư vấn, hỗ trợ.

Người dân có thể gọi số điện thoại (0269)1022 hoặc gửi nội dung phản ánh, kiến nghị lên Hệ thống thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai tại địa chỉ https://1022.gialai.gov.vn để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Đề nghị người dân luôn nâng cao cảnh giác nhưng không hoang mang, lo lắng; tích cực đồng hành và thực hiện tốt các giải pháp phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh; thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin” và tăng cường ứng dụng công nghệ, cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-Covid; đăng ký tiêm phòng Covid-19 thông qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc trên Cổng thông tin điện tử quản lý tiêm chủng quốc gia (https://tiemchungcovid19.gov.vn).

 

KIỀU PHAN
 

 

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).