Gia Lai: Tập trung hoàn thành Tổng điều tra kinh tế trong tháng 7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Thu thập toàn bộ số liệu về khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ gồm: doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể và tôn giáo, tín ngưỡng, cuộc tổng điều tra kinh tế năm nay nhằm đánh giá lại quy mô, cơ cấu kinh tế… phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông NGUYỄN VĂN TUYÊN-Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của tỉnh.

 Các điều tra viên phường Diên Hồng (TP. Pleiku) điều tra tại một hộ kinh doanh cá thể. Ảnh: N.D
Các điều tra viên phường Diên Hồng (TP. Pleiku) điều tra tại một hộ kinh doanh cá thể. Ảnh: Nguyễn Diệp

* P.V: Ông có thể cho biết rõ hơn về mục đích của cuộc Tổng điều tra kinh tế năm nay?

- Ông NGUYỄN VĂN TUYÊN: Cuộc Tổng điều tra kinh tế  5 năm  tổ chức một lần, lần gần đây nhất thực hiện vào năm 2012. Mục đích của cuộc tổng điều tra kinh tế năm nay là thu thập thông tin về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng cơ sở và lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin… đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó là tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2016 và các chỉ tiêu thống kê khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia. Ngoài ra còn để bổ sung số liệu cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp… Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Chỉ thị số 04/ CT- UBND về việc Tổng điều tra kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2017. Theo đó, giai đoạn I được điều tra từ ngày 1-3-2017 và kết thúc vào ngày 31-5 vừa qua với đối tượng điều tra chính là khối doanh nghiệp và khối hành chính sự nghiệp; giai đoạn II là hộ sản xuất kinh doanh cá thể và tôn giáo, tín ngưỡng đang điều tra từ ngày 1-7 và sẽ kết thúc vào ngày 30-7.

* P.V: Kết quả tổng điều tra giai đoạn I có điều gì đáng quan tâm, thưa ông?

- Ông NGUYỄN VĂN TUYÊN: Tính đến đầu tháng 6, tất cả các Ban Chỉ đạo cấp huyện đã cơ bản hoàn thành việc thu thập thông tin điều tra giai đoạn I tại cơ sở, hiện đang gấp rút hoàn chỉnh các loại phiếu điều tra để Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tiến hành nghiệm thu. Trong đó, tiến độ điều tra doanh nghiệp đến nay đã có những con số bước đầu. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là  3.175, số doanh nghiệp đã triển khai phiếu điều tra là 3.086, số doanh nghiệp đã thu phiếu là 2.710, tỷ lệ hoàn thành đạt 85,4%. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

* P.V: Quá trình thực hiện điều tra có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

- Ông NGUYỄN VĂN TUYÊN: Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các điều tra viên ở các địa phương gặp khá nhiều khó khăn, nhất là thu thập phiếu doanh nghiệp. Vì trên danh sách thì có nhưng khi điều tra viên đến thì không có hoặc một số ít doanh nghiệp từ chối hợp tác. Trong khi đó, khối hành chính sự nghiệp chấp hành tốt hơn. Kết quả điều tra phản ánh số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn, doanh thu… của doanh nghiệp khi tổng hợp sẽ tính ra chỉ tiêu bình quân để phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Và kết quả sẽ phản ánh cụ thể bức tranh kinh tế của từng địa phương và cả nước.

* P.V: Ông có thể thông tin thêm về giai đoạn II của Tổng điều tra?

- Ông NGUYỄN VĂN TUYÊN: Giai đoạn II mới bắt đầu được hơn 10 ngày. Hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hoàn tất công tác tập huấn nghiệp vụ điều tra giai đoạn II. Từ ngày 1-7, trên địa bàn toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân tiến hành thu thập thông tin. Kết quả điều tra của giai đoạn này có tầm quan trọng đặc biệt phản ánh toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình trong lĩnh vực phi nông-lâm nghiệp. Tổng hợp kết quả chúng ta sẽ có đầy đủ bức tranh kinh tế trên toàn quốc cũng như từng địa phương để các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý xây dựng chính sách phù hợp trong phát triển kinh tế.

* P.V: Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Diệp (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null