Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm làng Phung gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 9-7, tại làng Phung (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) dệt thổ cẩm với 23 thành viên là những phụ nữ có tay nghề giỏi trong làng. Nghệ nhân Pel được bầu làm chủ nhiệm CLB.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu và xây dựng câu lạc bộ nghề truyền thống nhằm đảm bảo phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai” do Văn phòng Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam là cơ quan chủ trì, Thạc sĩ Nông Bàng Nguyên làm chủ nhiệm đề tài.

Khánh thành phòng trưng bày các sản phẩm từ nghề dệt truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc
Câu lạc bộ cũng khánh thành phòng trưng bày các sản phẩm từ nghề dệt truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc

Câu lạc bộ dệt thổ cẩm làng Phung thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện của các thành viên, các hội viên phụ nữ thường xuyên được giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm về nghề dệt, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Việc thành lập CLB có ý nghĩa trong dạy và truyền nghề, thu hút thế hệ trẻ tham gia, từ đó góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống; đồng thời giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có công việc thường xuyên, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Dịp này, CLB khánh thành phòng trưng bày các sản phẩm dệt tại nhà nghệ nhân Pel. Dưới sự giúp đỡ của một số nhà nghiên cứu văn hóa và nghệ sĩ, không gian trưng bày được sắp đặt mang tính nghệ thuật để tôn vinh giá trị đặc sắc của nghề truyền thống và các nghệ nhân góp phần truyền giữ, bảo tồn nghề dệt. Ở đây không chỉ giới thiệu các sản phẩm dệt tiêu biểu như trang phục, túi xách, ba lô nhiều kích cỡ, đa dạng mẫu mã, ví cầm tay, gối dựa, móc khóa, khăn quàng cổ, tấm đắp… mà còn trưng bày còn một khung dệt để các nghệ nhân hướng dẫn cho người dân và du khách trải nghiệm nghề truyền thống.

Câu lạc bộ dệt và phòng trưng bày các sản phẩm nghề truyền thống sẽ góp phần khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng tại địa phương. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm các giá trị văn hóa đặc sắc và có nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng từ nghề dệt mang về làm quà.

 

HOÀNG NGỌC 

 

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, tạo cơ hội cho nhiều gia đình lên lịch vui chơi. Đặc biệt, tour nội địa có xu hướng dịch chuyển ngược, khi lượng khách đổ về TPHCM khá đông nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.