Gia Lai: Nạn nhân chất độc da cam không cam chịu đói nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Đỗ Tiến Quý-Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh-cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 11.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong đó có hơn 2.200 người được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

Tùy theo tỷ lệ thương tật, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin nhận được sự trợ cấp khác nhau, nhưng mức trung bình cũng chỉ hơn 2 triệu đồng/người/tháng. “Để duy trì cuộc sống, các nạn nhân phải nỗ lực vượt qua bệnh tật, không ngừng phấn đấu vươn lên”-ông Quý cho hay.

Ông Nguyễn Văn Hoài (bìa trái, thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) cùng vợ con. Ảnh: H.C

Ông Nguyễn Văn Hoài (bìa trái, thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) cùng vợ con. Ảnh: H.C

Gia đình ông Nguyễn Văn Hoài (thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) là một trong những tấm gương điển hình về sự nỗ lực vươn lên. Gia đình ông Hoài có 5 người thì 3 người (gồm ông, con trai Nguyễn Văn Tuấn và con gái Nguyễn Thị Thúy) bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Dù vậy, ông không bi quan, chán nản mà chăm chỉ làm việc để cải thiện cuộc sống.

Tháng 2-1967, ông Hoài lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội 10, Tiểu đoàn 350, Trung đoàn 217, Đoàn 559. Ông trực tiếp tham gia chiến đấu hơn 8 năm ở các chiến trường A Lưới (Thừa Thiên-Huế) và A Vương (Quảng Nam). Sau ngày thống nhất đất nước (1975), ông chuyển ngành về làm công nhân tại Nông trường Chè Biển Hồ, huyện Chư Păh.

Hiện nay, gia đình ông có hơn 1 ha cà phê xen canh sầu riêng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ siêng năng và tiết kiệm chi tiêu, mỗi năm, gia đình ông thu khoảng 200 triệu đồng. Số tiền này cộng với lương hưu và chế độ trợ cấp nạn nhân chất độc da cam/dioxin, gia đình ông có cuộc sống ổn định.

Một trường hợp khác là cựu chiến binh Trần Minh Xuyên (tổ 3, thị trấn Đak Đoa). Trước đây, ông thuộc biên chế Trung đoàn 596, Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc. Năm 1982, ông xuất ngũ và lập gia đình. Năm 1986, vợ chồng ông sinh con. Con trai ông bị di chứng chất độc da cam từ cha. Vợ chồng ông Xuyên đưa con đi khám-chữa bệnh nhiều nơi nhưng vẫn không có kết quả.

Tuy con cái bị bệnh nhưng vợ chồng ông Xuyên vẫn nỗ lực vượt qua để xây dựng cuộc sống gia đình. Ông Xuyên chia sẻ: “Do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin mà tôi và con trai thường xuyên đau đầu, chóng mặt. Tuy vậy, chúng tôi động viên nhau chăm lo lao động sản xuất”.

Đưa chúng tôi đến thăm một số gia đình hội viên trên địa bàn, ông Nguyễn Hạnh-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị trấn Đak Đoa-thông tin: “Thị trấn Đak Đoa có 96 hội viên nạn nhân chất độc da cam, trong đó có 17 người đang được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Đa số nạn nhân đều sống trong cảnh nghèo khổ. Riêng gia đình ông Xuyên thì 2 cha con cùng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Đây là gia đình tiêu biểu về sự nỗ lực vượt qua bệnh tật, không cam chịu đói nghèo”.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.