Gia Lai hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp, thu hồi khoáng sản từ dự án cải tạo đất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 4-4, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) tỉnh Gia Lai có văn bản về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp, thu hồi khoáng sản từ dự án cải tạo đất nông nghiệp.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 09/UBND-CNXD ngày 2-1-2025 về việc triển khai Phương án thí điểm thu hồi sản phẩm dư thừa phát sinh trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường có ý kiến như sau:

Theo Mục 3.2 của Phương án thí điểm thu hồi sản phẩm đất dư thừa phát sinh trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp thì thời gian thực hiện thí điểm đối với Dự án đầu tư công khẩn cấp Kè chống sạt lở bờ sông, suối khu vực trạm bơm điện Chư Răng 2, khu vực thôn Quý Đức, khu vực cầu Ia Kdăm (huyện Ia Pa) và các dự án đầu tư xây dựng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: thời gian thực hiện thí điểm đến ngày 15-1-2025 (dự kiến đến ngày có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật Địa chất và Khoáng sản).

dat-san-lap-cac-cong-trinh-2648.jpg
UBND tỉnh yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ khối lượng đất dôi dư (từ cải tạo đất nông nghiệp) có thể tận dụng làm vật liệu san lấp để phục vụ các công trình xây dựng. Ảnh: Kim Linh

Hiện nay, việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp (khoáng sản nhóm IV) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho các “tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, lựa chọn là nhà thầu thi công trong các trường hợp: thi công dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công; thực hiện các biện pháp huy động khẩn cấp để kịp thời ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai, thi công công trình phòng, chống thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 72, Điều 73, Điều 74 của Luật Địa chất và Khoáng sản (có hiệu lực từ ngày 15-1-2025); Về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2025/NĐ-CP ngày 15-1-2025 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV và Thông tư số 01/TT-BTNMT ngày 15-1-2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV).

Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Địa chất và Khoáng sản, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 11/2025/NĐ-CP ngày 15-1-2025 của Chính phủ, có thời hạn tối đa bằng với thời hạn thực hiện của dự án, công trình sử dụng khoáng sản ghi trong Giấy phép khai thác, bao gồm thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian khai thác. Thời hạn của giấy phép khai thác có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian cấp và gia hạn không vượt quá thời hạn thực hiện (kể cả thời hạn được gia hạn, điều chỉnh) của dự án, công trình sử dụng khoáng sản ghi trong giấy phép khai thác.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản (để thi công dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công; thực hiện các biện pháp huy động khẩn cấp để kịp thời ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai, thi công công trình phòng, chống thiên tai) nộp về Sở Nông nghiệp và Môi trường để được xem xét, giải quyết theo quy định; về thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 11/2025/NĐ-CP ngày 15-1-2025 của Chính phủ.

151671109-465889614447675-1126192418386794558-n-1436.jpg
Thu hồi đất dôi dư trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình trên đất ở, đất nông nghiệp sẽ đáp ứng được một phần thiếu hụt đất đắp phục vụ các công trình, dự án. Ảnh minh họa

Việc thu hồi khoáng sản trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình trên đất ở, đất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 75 của Luật Địa chất và Khoáng sản (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2025), cụ thể:

Tại điểm d khoản 1 Điều 75 của Luật Địa chất và Khoáng sản, quy định: d) Người sử dụng đất thực hiện cải tạo, xây dựng công trình trên đất ở, đất nông nghiệp được phép thu hồi khoáng sản nhóm III, nhóm IV từ hoạt động cải tạo, xây dựng công trình trên đất ở, đất nông nghiệp”;

Tại điểm b khoản 2 Điều 75 của Luật Địa chất và Khoáng sản, quy định: b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, người sử dụng đất chỉ được thu hồi khoáng sản khi bắt buộc phải san gạt, đào đắp bề mặt địa hình tạo mặt bằng xây dựng các hạng mục của công trình đó”.

Hiện nay, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn quy định chi tiết thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản. Sau khi có nghị định, thông tư hướng dẫn quy định chi tiết thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện việc thu hồi khoáng sản trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình trên đất ở, đất nông nghiệp theo quy định.

Tại văn bản, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh nghiên cứu để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên hệ Sở Nông nghiệp và Môi trường (qua Phòng Địa chất và Khoáng sản) để được hướng dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, Gia Lai chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để làm rõ hơn về định hướng, mục tiêu của tỉnh, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Nhân viên Công ty Điện lực kiểm tra Trạm biến áp của Nhà máy điện gió HBRE Chư Prông. Ảnh: V.T

Gia Lai: Đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm

(GLO)- UBND tỉnh ban hành Công văn số 1107/UBND-CNXD về việc triển khai thực hiện Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23-4-2025 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian đến.

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

(GLO)- Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chanh dây không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản của Gia Lai thâm nhập thị trường tỷ dân mà còn trao cho ngành hàng này “vé thông hành” để bước vào thị trường lớn.